Tên lửa phòng không Stinger |
lục quân mỹ |
Đầu năm nay, Mỹ bật đèn xanh cho các quốc gia Baltic, bao gồm Lithuania, Latvia và Estonia, gửi vũ khí do Mỹ sản xuất mà họ đang sở hữu cho Ukraine, bao gồm Stinger. Tuy nhiên, cho đến trước thời điểm này, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn chưa gửi Stinger trục tiếp cho Ukraine, trong khi vẫn cung cấp các loại vũ khí sát thương khác.
Những tháng qua, một số thành viên quốc hội Mỹ gây áp lực chuyển thêm tên lửa Stinger cho Ukraine. Chính quyền Kyiv thường xuyên đề nghị Mỹ cung cấp thêm vũ khí, bao gồm vũ khí phòng không và chống tăng.
Mỹ lần đầu chuyển trực tiếp tên lửa Stinger cho Ukraine |
Chia sẻ với các nhà báo hôm 2.3, Ngoại trưởng Anthony Blinken xác nhận hiện Ukraine vẫn có thể tiếp nhận “thiết bị quân sự phòng thủ then chốt” mà nước này đang cần đến.
Có nhiều phiên bản Stinger khác nhau và giới chức Mỹ chần chừ không muốn cung cấp cho Ukraine mẫu mới nhất vì lo ngại vũ khí Mỹ có thể rơi vào tay quân Nga.
Đến nay, vẫn có những thông tin xoay quanh về việc liệu Mỹ sẽ triển khai quân để hỗ trợ Ukraine hay không.
Về vấn đề này, trong buổi cung cấp thông tin về cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ năm 2022 có sự tham dự của Thanh Niên vào tối 2.3 (giờ Việt Nam), ông Mohamed Younis, Tổng biên tập Gallup, đề cập đến một điểm vô cùng quan trọng trong Thông điệp Liên bang của Tổng thống Biden vào sáng cùng ngày.
Theo ông, chủ nhân Nhà Trắng đã thành công trong việc đoàn kết người Mỹ về một lý do mà họ cùng quan ngại, đó là mức độ nghiêm trọng của tình hình Ukraine và tầm quan trọng của việc phải đưa ra phản ứng kiên quyết.
Tuy nhiên, người Mỹ nhất trí không gửi quân Mỹ đến Ukraine, mà Tổng thống Biden cũng xác nhận quyết định đó trong bài phát biểu quan trọng nhất trước toàn dân trong năm.
Mỹ hoãn thử tên lửa liên lục địa trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân gia tăng |
Trong một diễn biến khác, Tây Ban Nha sẽ gửi vũ khí và đạn dược cho Ukraine trong ngày 4.3. Bộ trưởng Quốc phòng Margarita Robles cho hay số vũ khí sẽ bao gồm súng phóng lựu, súng máy, theo Reuters.
Bình luận (0)