Mỹ, Đức hé lộ lập trường về đảm bảo an ninh cho Ukraine

Văn Khoa
Văn Khoa
31/03/2022 09:58 GMT+7

Đức “100%” sẵn sàng cung cấp một số hình thức đảm bảo an ninh cho Ukraine, trong khi chính phủ Mỹ vẫn “liên tục thảo luận” với Kyiv, theo quan chức từ Đức và Mỹ.

Binh sĩ Ukraine canh gác tại một chốt kiểm tra an ninh ở thủ đô Kyiv

AFP

Thông tin trên được đưa ra hôm 30.3, sau khi một số đề nghị từ cuộc hòa đàm Nga-Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29.3 dường như cho thấy Moscow và phương Tây sẽ nhất trí hứa bảo vệ Ukraine nếu Kyiv đồng ý phi quân sự hóa, theo RT.

“Nếu những đảm bảo (an ninh) là cần thiết, thì Đức sẽ tham gia”, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock khẳng định với Đài ARD hôm 30.3, nhấn mạnh Kyiv có thể dựa vào sự ủng hộ của Đức. Bà Baerbock còn nói rằng Berlin “hoàn toàn đoàn kết, sát cánh 100%” với Ukraine. Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 30.3 cũng đã nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Berlin sẵn sàng cung cấp những đảm bảo an ninh.

Tổng thống Ukraine nói quân đội sẵn sàng đương đầu Nga ở miền đông

Kyiv lâu nay không ngừng kêu gọi các đồng minh phương Tây làm rõ lập trường của họ về khả năng chấp nhận Ukraine gia nhập NATO, hoặc ít nhất cung cấp cho Kyiv những giải pháp thay thế. Việc Ukraine gia nhập NATO bị xem là “lằn ranh đỏ” đối với Nga.

Moscow đã phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2 và cuộc đàm phán hòa bình gần nhất, được tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29.3, hé lộ rằng Ukraine sẵn sàng từ bỏ ý định gia nhập NATO, với điều kiện nhận được những đảm bảo an ninh chi tiết từ các nước thuộc bên thứ 3, theo RT.

Trong khi đó, Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Kate Bedingfield ngày 30.3 cho hay Washington “liên tục thảo luận với Ukraine” về những cách Ukraine có thể giữ “chủ quyền và an toàn”. Tuy nhiên, bà Bedingfield cho hay không có gì là “cụ thể” mà bà có thể chia sẻ vào lúc này, theo RT.

Vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine ở Istanbul hôm 29.3 được xem là dấu hiệu cho thấy các bên đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận.

Xem nhanh: Ngày thứ 35 chiến sự Nga-Ukraine, sau dấu hiện đàm phán tích cực là gì?

Các nhà đàm phán hàng đầu của hai bên cho hay Ukraine sẵn sàng bỏ qua những ý định gia nhập NATO, chứa các căn cứ quân sự và binh sĩ nước ngoài, hoặc tìm kiếm vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Kyiv muốn Nga không phản đối Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu vào một ngày nào đó, và đề nghị các nước khác cung cấp sự đảm bảo an ninh cho mình.

Xem thêm tình hình Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.