Tự động phát
Bà Psaki còn nói rằng lệnh cấm đi lại là một phần của các lệnh cấm vận mới.
“Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, cùng với quyết định của các đồng minh châu Âu, Mỹ sẽ cùng châu Âu cấm vận Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov”, theo bà Psaki.
Cũng trong ngày 25.2, chính phủ Anh ra lệnh đóng băng tài sản của Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov, và cấm các máy bay tư nhân của Nga vào không phận Anh.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các đối tác của ông ở NATO và ông có kế hoạch áp đặt lệnh cấm vận đối với Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov.
Nga chịu thêm những cấm vận nào sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine? |
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 25.2 thông báo các lệnh cấm vận nhắm vào Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov. Ông Trudeau còn ủng hộ việc loại bỏ Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.
Trước đó, Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell xác nhận EU đã bổ sung Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov vào danh sách cấm vận của khối này. Ông Borrell gọi các lệnh cấm vận mới nhắm vào Nga vì hành động quân sự của nước này đối với Ukraine là “ác nghiệt nhất” mà EU đưa ra từ trước tới nay.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng những lệnh cấm vận của phương Tây nhắm vào Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov cho thấy phương Tây “bất lực về chính sách ngoại giao” và cảnh báo các mối quan hệ giữa Nga với phương Tây đang tiến gần tới “điểm không thể quay trở lại”.
Trước đó vào ngày 26.1, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã cảnh báo rằng việc áp đặt các lệnh cấm vận đối với cá nhân Tổng thống Putin sẽ không làm tổn thương nhà lãnh đạo nhưng sẽ "hủy diệt về mặt chính trị". Ông Peskov đưa ra cảnh báo này sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ cân nhắc động thái nói trên nếu Nga tấn công Ukraine.
Các lệnh cấm vận cá nhân sẽ ảnh hưởng thế nào đến ông Putin? |
Bình luận (0)