Mỹ hỗ trợ quân sự cho Israel như thế nào?

Mỹ hỗ trợ quân sự cho Israel như thế nào?

La Vi
La Vi
15/04/2024 08:35 GMT+7

Thảm họa nhân đạo ở Gaza đã thúc đẩy những lời kêu gọi Washington đặt ra các điều kiện đối với hàng tỉ USD tài trợ quân sự mà nước này cung cấp cho Israel.

Israel đã nhận được nhiều viện trợ quân sự của Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể từ Thế chiến thứ hai.

Nhưng cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza đang khiến sự hỗ trợ đó bị giám sát chặt chẽ, và tăng sức nặng cho những lời kêu gọi Washington đặt ra các điều kiện đối với nguồn tài trợ quân sự dành cho cho Israel.

Mức độ hỗ trợ Mỹ danh cho Israel lớn ra sao?

Năm 2016, Mỹ đã ký một thỏa thuận kỷ lục 38 tỉ USD để cung cấp viện trợ quân sự cho Israel trong thời gian 10 năm.

Trong đó, 33 tỉ USD dành cho thiết bị quân sự và 5 tỉ USD dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa.

Israel trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ vận hành máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35, với kế hoạch trang bị một phi đội gồm 75 chiếc chiến đấu cơ có công nghệ tiên tiến.

Mỹ hỗ trợ quân sự cho Israel như thế nào?- Ảnh 1.

Hệ thống phòng không Vòm sắt của Israel

Reuters

Mỹ giúp tài trợ cho hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn Vòm Sắt của Israel và hệ thống phòng không tầm xa "David's Sling" để bắn hạ tên lửa ở khoảng cách lên tới 360 km.

Khoản tiền 14 tỉ USD bổ sung dành cho Israel, do Tổng thống Joe Biden đề xuất vào năm ngoái, hiện còn đang bị trì hoãn tại Quốc hội.

Mỹ đã nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết của mình tại đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn các nghị quyết được coi là chỉ trích Israel.

Trong cuộc xung đột ở Gaza, nước này cũng đã phủ quyết nhiều lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.

Tuy nhiên, đến tháng 3.2024, lần đầu tiên Washington đã bỏ phiếu trắng về một nghị quyết như vậy.

Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần ít nhất 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết từ Mỹ, Pháp, Anh, Nga hoặc Trung Quốc.

Washington cũng đã đứng về phía Israel ở những vấn đề khác. Khi còn là tổng thống, ông Donald Trump rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để phản đối việc cơ quan này chỉ trích cách đối xử của Israel đối với người Palestine.

Israel rút bớt quân ở Gaza, Ai Cập lại thành nơi đàm phán

Năm 2017, Tổng thống Trump cũng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Tình trạng của Jerusalem - nơi có các địa điểm linh thiêng đối với cả đạo Hồi giáo, Do Thái và Thiên chúa - là một trong những trở ngại lớn nhất để đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Israel và người Palestine.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.