Nếu được bắt chính trận Úc, Văn Lâm sẽ khỏa lấp điểm yếu nào của Tấn Trường?

07/09/2021 08:30 GMT+7

Vị trí thủ môn tuyển Việt Nam vào hôm nay sẽ chỉ còn là cuộc cạnh tranh giữa Văn Lâm và Tấn Trường. Hai đồng đội, hai ‘đối thủ’ có mạnh yếu khác nhau nên ông Park sẽ suy tính kỹ ai sẽ bắt chính khi gặp đội Úc vào 19 giờ tối 7.9.

Trước hết, xin khẳng định Bùi Tấn Trường đã chơi tốt ở trận thua 1-3 của tuyển Việt Nam trước đội Ả Rập Xê Útvòng loại World Cup thứ 3 khu vực châu Á (Văn Lâm dự bị). 4 lần cứu thua từ những cú sút xa của đối thủ, 3 lần bắt dính bóng thành công khi cầu thủ Ả Rập Xê Út sút tầm gần – đều là những minh chứng rõ nét cho sự cố gắng của Tấn Trường trong cả trận đấu.
3 bàn thua mà Tấn Trường phải nhận cũng là những tình huống quá khó đối với anh. Hai quả phạt đền và một tình huống đối phương đánh đầu cận thành là những pha mà Tấn Trường đành bất lực.

Các cầu thủ tập tại Ả Rập Xê Út

ẢNH: VFF

Tuy nhiên, đó là câu chuyện ở mặt phòng ngự. Tấn Trường đã làm tốt nhiệm vụ của một thủ môn cổ điển. Nhưng trong khâu phát động tấn công, thủ thành người Đồng Tháp lại luôn khiến các đồng đội trên hàng công gặp khó. Ở trận đấu tại Ả Rập Xê Út, Tấn Trường có tới 10 tình huống phát động tấn công đưa bóng thẳng vào chân của cầu thủ đội bạn. 2 trong số những lần như thế, đội bạn đã triển khai bóng gây sức ép đến ngộp thở lên hàng thủ Việt Nam.
Ý đồ của Tấn Trường là muốn giảm tải sức ép cho hàng thủ nhưng với những đường chuyền sai địa chỉ, anh vô tình lại khiến đồng đội của mình và chính mình lại phải chịu đựng một đợt sóng gió nữa mà đối phương tạo ra. Theo thống kê của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), Tấn Trường chuyền bóng 28 lần. Cả 28 lần, anh đều chuyền dài. Và chỉ 15% trong số này là tìm đến đúng đồng đội.

Khả năng phát động tấn công của Trường chưa hoàn hảo

ẢNH: NGỌC LINH

Văn Lâm tập trên sân Mỹ Đình tối 6.9

ẢNH: MINH TÚ

Tấn Trường có chiều cao tốt nhất tuyển Việt Nam, 1 m 91

ẢNH: MINH TÚ

Đội tuyển Việt Nam cần có một thủ môn linh hoạt hơn, đọc trận đấu nhạy bén hơn để có thể xử lý bóng qua từng tình huống. Ngay cả việc chuyền ngắn cho các đồng đội đứng gần phía trên cũng là cách để tuyển Việt Nam có thể từng bước làm chậm nhịp, qua đó giúp nhiều cầu thủ giữ được sức, thay vì liên tục phải di chuyển do những đợt tấn công từ đối phương vô tình được… Tấn Trường châm ngòi.
Về khoản này, thủ môn Đặng Văn Lâm đương nhiên làm tốt hơn so với Tấn Trường. Tại vòng loại World Cup thứ 2 khu vực châu Á thi đấu năm 2019, Lâm có một số tình huống phát động tấn công bằng chân từ sân nhà tương đối hiệu quả. Hơn nữa, quãng thời gian ở Nhật Bản càng giúp cho Văn Lâm có thể điều phối bóng bằng chân tốt hơn.
Thêm một yếu tố nữa là Văn Lâm bắt bóng bổng tương đối ổn dù chiều cao có phần khiêm tốn hơn Tấn Trường. Trước một đối thủ toàn người “khổng lồ” như đội Úc, có thể Văn Lâm sẽ được tạo cơ hội.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.