Ngày mới với tin tức sức khỏe: 8 bí quyết của người sống thọ trên thế giới

08/12/2023 00:10 GMT+7

'Nhà nghiên cứu về tuổi thọ nổi tiếng thế giới Dan Buettner đã phỏng vấn 263 người sống thọ nhất thế giới và tìm ra 8 điểm chung giúp họ có cuộc sống hạnh phúc lâu dài'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tại sao không giảm mỡ dù đã ăn kiêng?; Bác sĩ chia sẻ cách ăn uống giúp người bị cảm cúm mau hồi phục; Tập thể dục bao nhiêu phút mỗi ngày là tốt nhất?...

263 người sống thọ nhất hành tinh đều có 8 điểm chung sau đây

Nhà nghiên cứu về tuổi thọ nổi tiếng thế giới Dan Buettner đã phỏng vấn 263 người sống thọ nhất thế giới và tìm ra 8 điểm chung 'chắc như đinh đóng cột' giúp họ có cuộc sống hạnh phúc lâu dài.

Ông Dan Buettner nói: Trong suốt 20 năm qua, tôi đã đi khắp thế giới để nghiên cứu về 5 Blue Zone (Vùng Xanh) - những khu vực mà con người có tuổi thọ đặc biệt cao, gồm: Okinawa (Nhật Bản); Sardinia (Ý); Nicoya (Costa Rica); Ikaria (Hy Lạp) và Loma Linda (California, Mỹ).

Tất cả 263 người sống thọ nhất hành tinh đều có 8 điểm chung sau đây - Ảnh 1.

Muốn kéo dài tuổi thọ của mình, bạn hãy thường xuyên đi bộ

Shutterstock

Các cuộc phỏng vấn với 263 người từ 100 tuổi trở lên, chuyên gia Dan Buettner đã phát hiện ra 8 điểm chung là bí quyết của những người sống thọ trên thế giới.

Sau đây là 8 điều giúp kéo dài tuổi thọ của họ:

1. Vận động. Những người sống thọ nhất thế giới không tập tạ, chạy marathon hay tập gym. Thay vào đó, họ sống trong môi trường khuyến khích vận động một cách tự nhiên. Họ kết hợp các hoạt động như làm vườn và tránh những tiện ích máy móc cho công việc gia đình. Họ cũng đi bộ thăm bạn bè hay đi bộ đến nhà thờ.

2. Sống có mục đích. Chuyên gia Dan Buettner tiết lộ: Cư dân ở mọi Vùng Xanh mà tôi đến thăm đều sống có mục đích. Nghiên cứu còn cho thấy, biết rõ mục đích của mình có thể giúp bạn kéo dài thêm 7 năm tuổi thọ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.12.

Tại sao không giảm mỡ dù đã ăn kiêng?

Để giảm mỡ, điều quan trọng là cần thâm hụt calo, tức lượng calo tiêu hao lớn hơn calo nạp vào. Chế độ ăn kiêng là cực kỳ quan trọng. Nhưng đôi khi, dù đã tuân thủ chế độ ăn kiêng nhưng chúng ta cũng không thể giảm mỡ.

Trong những ngày đầu khi áp dụng chế độ ăn kiêng, cơ thể vì thiếu calo nên sẽ huy động lượng glycogen dự trữ sẵn trong gan và cơ bắp. Glycogen là loại đường glucose có nguồn gốc từ tinh bột.

Tại sao không giảm mỡ dù đã ăn kiêng ? - Ảnh 1.

Khả năng đốt calo của cơ thể giảm do suy giảm khối lượng cơ và tốc độ trao đổi chất chậm lại sẽ khiến khó giảm mỡ

SHUTTERSTOCK

Các phân tử tinh bột lại liên kết với nước. Điều này có nghĩa là khi cơ thể dự trữ glycogen thì cũng dự trữ kèm theo nước. Lượng glycogen dự trữ này chỉ có thể dùng trong vài ngày. Sau vài ngày, glycogen dự trữ sẽ được dùng hết và cơ thể cũng thải ra lượng nước đáng kể. Số cân giảm được trong giai đoạn này do đó được gọi là trọng lượng nước. Đến lúc này, cơ thể sẽ chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng để cung cấp cho hoạt động cơ thể.

Tuy nhiên, không phải mọi loại mô đều dùng mỡ thừa làm năng lượng, chẳng hạn như bộ não. Khi đó, protein được dự trữ trong cơ bắp sẽ được chuyển hóa thành đường glucose để tạo năng lượng. Hệ quả là các khối cơ nhỏ lại.

Cơ đốt calo nhiều hơn mỡ. Việc mất cơ cộng với quá trình trao đổi chất chậm lại do ăn kiêng sẽ khiến lượng calo tiêu hao trong cơ thể sụt giảm. Cuối cùng, dù đang có cố gắng ăn kiêng nhưng cơ thể không còn thâm hụt calo như ban đầu nữa. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 8.12.

Bác sĩ chia sẻ cách ăn uống giúp người bị cảm cúm mau hồi phục

Với người bệnh cảm cúm có thể ăn các loại súp, canh, cháo nóng nấu từ gà hoặc bò, kèm theo hành, tía tô, gừng để giải cảm. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thêm nước lọc hoặc trà gừng, nước ấm với chanh để bù nước, tăng cường chất điện giải.

Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng hồi phục khi mắc bệnh cảm cúm.

Bác sĩ chia sẻ người bị cảm cúm nên ăn gì uống gì để mau hồi phục - Ảnh 1.

Các loại súp, canh nóng từ gà giúp tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng của cơ thể

LÊ CẦM

"Cần chú ý ăn uống đa dạng, cân bằng, đầy đủ các nhóm chất. Chế biến thức ăn mềm, kết hợp nhiều thực phẩm để tăng hương vị thơm ngon. Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh trong chế độ ăn để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể", bác sĩ Niên khuyến cáo.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng phù hợp có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, làm giảm các triệu chứng cảm cúm và tăng tốc độ phục hồi. Các lựa chọn thực phẩm lành mạnh được liệt kê dưới đây làm dịu cổ họng và giúp bạn mau khỏi bệnh.

Súp gà hoặc cháo gà nấu thêm hành, tía tô hoặc canh gà nấu gừng, là một trong những món ăn tốt để ăn khi bị cảm cúm. Chất dinh dưỡng trong các món ăn này giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Thịt gà cũng chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các chất khoáng canxi, phospho, sắt… Ngoài bổ dưỡng, thịt gà còn là thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu.

"Đối với người bệnh cảm cúm nên ăn các món dễ tiêu, ấm nóng để tăng tác dụng giải cảm. Nhấm nháp mùi thơm của súp gà nóng, cháo gà, canh gà nóng..., giúp chống lại vi khuẩn và vi rút", bác sĩ Vũ chia sẻ. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.