Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ai không nên đi bộ thể dục khi bụng đói?

22/08/2024 00:10 GMT+7

'Nhiều người có thói quen đi bộ vào buổi sáng, và vấn đề thường được đặt ra là liệu có nên tập luyện khi bụng đói'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ chia sẻ cách ngừa tái phát bệnh mũi xoang vào mùa mưa; Tác dụng bất ngờ của kiwi đến cholesterol trong máu; Tim đập mạnh lúc nằm xuống, khi nào cần đi khám?...

Bác sĩ giải thích: Đi bộ thể dục khi bụng đói liệu có tốt?

Nhiều người có thói quen đi bộ vào buổi sáng, và vấn đề thường được đặt ra là liệu có nên tập luyện khi bụng đói.

Sau đây, bác sĩ sẽ giải thích về việc có nên đi bộ khi bụng đói và đưa ra lời khuyên cho bạn.

Theo phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Jen Roper, chuyên gia khoa học sức khỏe và con người tại Đại học Loyola Marymount (Mỹ), tập thể dục khi bụng đói thường an toàn đối với hầu hết mọi người, nhưng có thể dẫn đến tác dụng phụ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ai không nên đi bộ thể dục khi bụng đói?- Ảnh 1.

Nhiều người có thói quen đi bộ vào buổi sáng

Freepik

Tập thể dục khi bụng đói được gọi là bài tập tim mạch khi đói, thường gồm các bài tập thể dục nhịp điệu như đi bộ, chạy bộ, đạp xe. Cách tập này khiến cơ thể sử dụng năng lượng từ chất béo và carbohydrate dự trữ. Từ đó giúp giảm mỡ nhiều hơn.

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục khi bụng đói có thể giúp kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu năm 2016 phát hiện ra rằng những người tập luyện khi bụng đói vào sáng sớm đốt cháy nhiều mỡ hơn.

Tập thể dục khi bụng đói, cơ thể có thể sử dụng protein làm nguồn năng lượng. Điều này cũng có thể giúp xây dựng và phục hồi cơ bắp.

Tuy nhiên, tập luyện khi bụng đói có thể khiến cơ thể yếu đi. Không ăn trước khi tập có thể dẫn đến đuối sức và hiệu suất tập luyện kém. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu có xu hướng giảm dẫn đến chóng mặt và buồn nôn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.8.

Tim đập mạnh lúc nằm xuống: khi nào cần đi khám?

Một số người khi nằm xuống, đặc biệt là lúc ngủ vào ban đêm, thỉnh thoảng lại nghe tiếng tim đập thình thịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thậm chí đó là dấu hiệu bệnh tiềm ẩn.

Nguyên nhân đầu tiên cần nhắc đến là chứng ù tai kiểu mạch đập. Tình trạng này có thể liên quan đến sự tích tụ cholesterol trong động mạch, chất dịch dư thừa tạo áp lực lên não, bất thường trong cấu trúc ở tai hay tăng huyết áp.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ai không nên đi bộ thể dục khi bụng đói?- Ảnh 2.

Cảm thấy nhịp tim đập mạnh hơn khi ngủ có thể là dấu hiệu của bất thường tim mạch

ẢNH: PEXELS

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là lo lắng. Những căng thẳng trong tâm lý có thể khiến tim đập mạnh và nhịp tim tăng lên. Ngoài ra, một số yếu tố dù không phải bất ổn sức khỏe cũng có thể khiến nhịp tim đập mạnh hơn khi nằm xuống, chẳng như tập luyện cường độ cao gần giờ đi ngủ.

Những gì chúng ta ăn hay uống gần giờ ngủ cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn. Ví dụ, uống quá nhiều caffein vào buổi tối cũng làm nhịp tim tăng.

Tuy nhiên, nếu tim đập mạnh, nằm xuống nghe rõ nhịp tim thình thình mà kèm theo một số triệu chứng khác thì cần phải được chăm sóc ý tế khẩn cấp. Những triệu này gồm tức ngực, đau bất thường ở vùng hàm hoặc cổ, đau dạ dày hay chóng mặt. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết đây đều là dấu hiệu của đau tim. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.8.

Tác dụng bất ngờ của kiwi đến cholesterol trong máu

Kiwi không chỉ thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Loại trái cây này không chỉ chứa chất chống ô xy hóa, vitamin và khoáng chất quan trọng mà một số thành phần còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu.

Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết trong 100 gram kiwi tươi chứa khoảng 64 calo, 14 gram carbohydrate, 3 gram chất xơ, 1 gram protein và chứa đến 0,5 gram chất béo. Một trong những dưỡng chất nổi bật của kiwi là vitamin C. Trong 100 gram kiwi sẽ cung cấp khoảng 83% nhu cầu vitamin C trong ngày.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ai không nên đi bộ thể dục khi bụng đói?- Ảnh 3.

Hàm lượng chất polyphenol trong kiwi có tác dụng kiểm soát cholesterol trong máu và tăng cường hệ miễn dịch

ẢNH: PEXELS

Ngoài ra, thịt wiki cũng giàu vitamin E, K và các loại khoáng chất như đồng, folate, magiê và kali. Không những vậy, kiwi cũng là lựa chọn rất tốt cho những người muốn ăn kiêng nhờ tác dụng kiểm soát cholesterol trong máu. Lợi ích này đến từ một số dưỡng chất trong kiwi, đặc biệt là hàm lượng chất polyphenol. Không những vậy, polyphenol cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch.

Một số dưỡng chất trong kiwi sẽ tác động đến mức lipoprotein mật độ cao (HDL), hay còn gọi là cholesterol "tốt", và triglyceride, một loại lipid đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể cần triglyceride nhưng nếu nồng độ quá cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác.

Trong một nghiên cứu công bố trên chuyên san British Journal of Nutrition, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 85 người đàn ông có mức cholesterol "xấu" cao. Họ được yêu cầu hãy ăn 2 trái kiwi/ngày, liên tục trong 4 tuần.

Khi thí nghiệm kết thúc, nhóm khoa học phát hiện mức cholesterol "tốt" trong cơ thể những người tham gia đã tăng đáng kể. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.