Ngày mới với tin tức sức khỏe: Bị rắn độc cắn, có nên dùng miệng hút nọc?

28/09/2022 00:10 GMT+7

'Sau khi bị rắn cắn, mọi người không nên rạch vết thương và dùng miệng để hút nọc độc ra ngoài'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ cảnh báo tật nhổ tóc và những biến chứng khó lường; Bổ sung vitamin D vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?; Nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư ở trẻ em...

Bị rắn độc cắn, dùng miệng hút tại vết thương có an toàn không?

Sau khi bị rắn cắn, mọi người không nên rạch vết thương và dùng miệng để hút nọc độc ra ngoài. Vì khi bị cắn, nọc rắn đã đi vào cơ thể. Không những vậy, người hút nọc độc còn có thể gặp nguy hiểm.

Lúc bị rắn cắn, biểu hiện thường gặp của nạn nhân là hoảng sợ. Thay vì vậy, hãy bình tĩnh và tránh xa con rắn, quan sát nó để ghi nhớ kích thước, màu sắc và hình dạng của nó để mô tả lại cho bác sĩ.

Dùng miệng hút tại vết thương do rắn cắn không giúp loại bỏ hiệu quả nọc độc mà còn gây nguy hiểm cho người hút

SHUTTERSTOCK

Các loại rắn độc dù khác nhau nhưng các biểu hiện của vết cắn là khá giống như như sưng tấy, đỏ, đau dữ dội, khó thở, nôn mửa, tê liệt… Và nhiều người chon rằng hút nọc rắn từ vết thương có thể giúp loại bỏ chất độc.

Tuy nhiên, tiến sĩ Diane Calello, Phó giáo sư y học cấp cứu tại Trường Y khoa Rutgers New Jersey (Mỹ), cho biết hút nọc rắn từ vết thương vừa không hiệu quả vừa có thể gây nguy hiểm. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 28.9.

Bác sĩ cảnh báo tật nhổ tóc và những biến chứng khó lường

Bệnh nhân nam, 13 tuổi, ở TP.HCM được mẹ đưa đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám vì rụng tóc hơn 1 tháng, ngứa đầu, tóc gãy ở các độ dài khác nhau.

Mẹ bé cho biết, bé thường xuyên kéo tóc khi học bài hoặc xem ti vi, tuy nhiên bé phủ nhận việc nhổ tóc. Bệnh nhân cũng từng có tình trạng rụng tóc tương tự cách 2 năm.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở người có tật nhổ tóc là tóc rụng theo từng khu

BSCC

ThS.BS Nguyễn Thuỳ Ái Châu, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, dựa vào đặc điểm rụng tóc và lời kể của mẹ bé, bác sĩ nghi bệnh nhân mắc tật nhổ tóc, nên đã cho thuốc corticosteroid thoa giảm ngứa và tư vấn đi khám chuyên khoa tâm thần.

"Tật nhổ tóc là một rối loạn mạn tính, đặc trưng bởi hành vi kéo tóc lặp đi lặp lại, kết quả dẫn tới rụng tóc. Tật nhổ tóc được bác sĩ da liễu Francois Hallopeau đặt tên vào năm 1889 là trichotillomania, với “trich” là tóc, “tillein” là kéo hay nhổ", bác sĩ Châu chia sẻ.

Trước đây, tật nhổ tóc được xếp vào nhóm rối loạn kiểm soát xung động. Tuy nhiên, những nhiên cứu gần đây gợi ý sinh bệnh học của tật nhổ tóc tương tự với hành vi cưỡng chế trong rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Vì vậy, năm 2013, tật nhổ tóc được phân loại vào nhóm Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và các rối loạn có liên quan. Những chia sẻ tiếp theo của bác sĩ Châu sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.9.

Bổ sung vitamin D vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Vitamin D tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ đau nhức xương, đau lưng, vết thương khó lành, rụng tóc và một số vấn đề khác. Nạp đủ vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe.

Vitamin D có thể hòa tan trong chất béo, có vai trò giống một loại hoóc môn làm tăng nồng độ canxi trong máu, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ khoáng chất này. Quá trình này diễn ra sẽ giúp xương chắc khỏe.

Thời điểm bổ sung vitamin D tốt nhất là vào buổi sáng, đặc biệt là sau bữa ăn sáng

SHUTTERSTOCK

Có 3 cách chính cung cấp vitamin D cho cơ thể là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thực phẩm và dùng viên bổ sung. Các món ăn tự nhiên giàu vitamin D là đậu nành, nấm, cá ngừ, sò, sữa và một số món khác. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.