Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lưu ý đến thận khi đau giữa xương sườn và hông

30/03/2024 00:10 GMT+7

'Chuyên gia cảnh báo rằng hầu hết bệnh nhân ung thư thận đều khó nhận biết triệu chứng, nhưng có những dấu hiệu tinh tế cần chú ý'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cách sơ cứu khi bị bong gân; Thức cả đêm, làm sao để dễ ngủ?; Vì sao cần tránh để chất lỏng chảy tràn trên bếp từ?...

Đau lưng ở vị trí này, nên đi khám thận

Giống như các loại ung thư khác, ung thư thận nếu phát hiện sớm sẽ dễ điều trị hơn.

Tiến sĩ James O'Donovan, bác sĩ làm việc tại Anh, đã cảnh báo rằng hầu hết bệnh nhân ung thư thận đều khó nhận biết triệu chứng, nhưng có những dấu hiệu tinh tế cần chú ý.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lưu ý đến thận khi đau giữa xương sườn và hông- Ảnh 1.

Một triệu chứng quan trọng của ung thư thận là đau lưng ở vùng giữa xương sườn và hông

Pexels

Một triệu chứng quan trọng của ung thư thận là đau lưng ở vùng giữa xương sườn và hông, gọi là vùng sườn.

Tiến sĩ O'Donovan cho biết: Cơn đau cũng có thể lan ra vùng lưng dưới.

Tổ chức nghiên cứu ung thư của Anh Cancer Research UK cũng giải thích: Cơn đau ở giữa xương sườn và hông có thể là dấu hiệu của ung thư thận. Cơn đau có thể lan xuống lưng dưới.

Hệ thống y tế của Đại học California (Mỹ) cũng cho biết: Đau sườn có thể lan ra vùng lưng và hai bên, đôi khi cơn đau lan ra trước bụng. Đau vùng này là dấu hiệu thận bị viêm hoặc khối u đang phát triển.

Nhưng cơn đau không nhất thiết là ung thư thận, mà còn có thể do nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận. Vì vậy, nếu đau ở vùng này, cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 30.3.

Thức cả đêm, làm sao để dễ ngủ?

Khó ngủ, mất ngủ khiến người mắc nằm trằn trọc nhiều giờ mà không ngủ được, thậm chí thức đến gần sáng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây mệt mỏi vào ban ngày, dễ cáu gắt và khó tập trung.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó ngủ, mất ngủ như căng thẳng, lo âu, mắc các bệnh lý như hen suyễn hoặc đau mạn tính. Không ít trường hợp khó ngủ là do nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn, chẳng hạn ban ngày ngủ quá nhiều hoặc dùng thiết bị điện tử như điện thoại, laptop trước khi ngủ. Âm thanh ồn ào hay ánh sáng quá mạnh cũng khiến khó chìm vào giấc ngủ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lưu ý đến thận khi đau giữa xương sườn và hông- Ảnh 2.

Thiết lập khung giờ ngủ và thức cố định sẽ giúp cơ thể duy trì nhịp sinh học ổn định, giúp dễ chìm vào giấc ngủ và thức dậy cũng tỉnh táo hơn

PEXELS

Khi không ngủ được, mọi người cần có thể áp dụng những cách sau:

Thiết lập thói quen ngủ đều đặn. Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm tình trạng khó ngủ là thiết lập thói quen ngủ đều đặn. Điều này có nghĩa là chúng ta cần đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung thời gian trong ngày, kể cả vào cuối tuần.

Bằng cách đó, nhịp sinh học bên trong cơ thể sẽ được thiết lập. Khi nhịp sinh học này đã hình thành thì chúng ta sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon và khi thức dậy cũng tỉnh táo hơn.

Tạo môi trường dễ ngủ. Môi trường ngủ đóng vai trò quan trọng cho giấc ngủ. Để có môi trường thích hợp cho giấc ngủ, phòng ngủ cần là nơi mát mẻ với nhiệt mát mẻ khoảng 25 độ C. Nếu phòng ngủ là nơi dễ bị ánh sáng nhân tạo rọi vào, chẳng hạn như đèn đường, thì cần sử dụng rèm cửa để chặn ánh sáng này. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.3.

Vì sao cần tránh để chất lỏng chảy tràn trên bếp từ?

Ngoài tính thẩm mỹ và dễ dàng làm sạch nhờ có bề mặt kính phẳng, bếp từ còn có nhiều lợi thế so với nhiều loại bếp khác. Tuy nhiên, với bếp từ, người dùng cần tránh để chất lỏng chảy tràn trên bề mặt kính.

Bếp từ hoạt động bằng cách dùng dòng điện truyền qua cuộn dây đồng để tạo ra từ trường. Cuộn dây được đặt bên dưới mặt kính của bếp từ. Từ trường sẽ tác động lên đáy nồi đã được làm nhiễu từ. Tương tác này sẽ tạo ra nhiệt độ làm nóng nồi và nấu chín thức ăn.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lưu ý đến thận khi đau giữa xương sườn và hông- Ảnh 3.

Chất lỏng chảy tràn trên mặt kính sẽ làm giảm hiệu quả nấu của bếp từ

Minh họa: Pexels

Khi nấu bếp từ, việc vệ sinh sạch sẽ và tránh để chất lỏng chảy tràn lên kính là rất cần thiết. Các chất lỏng này sẽ sớm khô và cứng lại, đặc biệt là những vết có thành phần chứa nhiều đường. Khi đó, không chỉ bề mặt nút điều khiển cảm ứng, mà bề mặt dùng để nấu đều sẽ khó lau chùi hơn. Một dải đường mạch nha hay bất kỳ mảnh vụn thức ăn nào nằm giữa đáy nồi và mặt kính bếp từ cũng có thể làm giảm hiệu quả làm nóng của bếp.

Công năng của bếp từ là làm chín thức ăn bằng từ trường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bề mặt kính không nóng. Những bề mặt này thường được làm bằng thủy tinh và đôi khi bằng gốm. Chúng vẫn có thể nóng lên do nhiệt độ truyền trở lại từ nồi, chảo hay các dụng cụ nấu khác. Do đó, nếu muốn lau chùi bề mặt kính thì cần đợi cho bếp nguội. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.