Ngày mới với tin tức sức khỏe: Người bệnh tiểu đường chú ý gì khi trời lạnh?

21/12/2023 00:10 GMT+7

'Từ việc bỏ bữa sáng, căng thẳng đến không ngủ đủ giấc, tất cả đều có thể khiến đường huyết tăng cao. Người bệnh tiểu đường có thể nhận thấy đường huyết tăng đột biến khi trời lạnh hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Lưu ý điều này khi bạn ngoáy mũi; Vì sao đàn ông trên 50 tuổi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe tim?; Uống cùng lúc trà và cà phê có tốt?...

Đường huyết dễ tăng vào mùa đông: Lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường

Từ việc bỏ bữa sáng, căng thẳng đến không ngủ đủ giấc, tất cả đều có thể khiến đường huyết tăng cao. Người bệnh tiểu đường có thể nhận thấy đường huyết tăng đột biến khi trời lạnh hơn.

Duy trì lượng đường trong máu ở mức mục tiêu là điều bắt buộc để tránh các vấn đề về sức khỏe.

Sau đây, bác sĩ Tushar Tayal, chuyên gia nội khoa tại Bệnh viện CK Birla, thành viên Hiệp hội Y khoa Ấn Độ, đưa ra những lời khuyên để bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết trong mùa đông.

Đường huyết dễ tăng vào mùa đông: Lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Trời lạnh, người bệnh tiểu đường dễ tăng đường huyết hơn

Shutterstock

Có một số lý do khiến đường huyết có thể tăng khi nhiệt độ giảm.

1. Giảm hoạt động. Mọi người có xu hướng ít hoạt động hơn trong những ngày lạnh. Từ đó dẫn đến nhu cầu glucose thấp hơn, có thể khiến mức đường huyết tăng lên.

2. Thay đổi nội tiết tố. Thời tiết lạnh làm tăng giải phóng các hoóc môn gây căng thẳng như cortisol và adrenaline. Những hoóc môn này ảnh hưởng đến việc điều hòa insulin, làm giảm khả năng hấp thụ glucose từ máu của cơ thể. Từ đó dẫn đến tăng đường huyết, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường.

3. Tăng lượng calo nạp vào. Trong mùa đông, mọi người thường thèm ăn nhiều chất đường bột (carbs). Điều này cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

4. Cảm cúm do lạnh. Mùa đông là mùa của cảm cúm. Khi bị bệnh, cơ thể giải phóng các hoóc môn gây viêm, cản trở việc sản xuất insulin và hấp thu glucose. Điều này có thể khiến việc quản lý lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 21.12.

Vì sao đàn ông trên 50 tuổi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe tim?

Bệnh tim thường được coi là 'kẻ giết người thầm lặng' vì nó có thể xảy đến bất ngờ và không báo trước. Do đó, sức khỏe tim mạch là một vấn đề không nên xem nhẹ, đặc biệt đối là với người trên 50 tuổi.

Trước đây, khi nhắc đến bệnh tim thì chúng ta hay nghĩ nó sẽ ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Ngay cả những người đang trong độ tuổi trung niên, thậm chí ở nhóm trẻ hơn vẫn mắc bệnh tim.

Vì sao đàn ông trên 50 tuổi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe tim ? - Ảnh 1.

Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ sẽ giúp nam giới sau 50 tuổi phát hiện sớm vấn đề bất ổn và có cách can thiệp phù hợp

SHUTTERSTOCK

Đặc biệt, với những người bắt đầu bước qua độ tuổi 50, việc chăm sóc sức khỏe tim mạch càng trở nên quan trọng. Nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan đến tim có xu hướng tăng theo tuổi tác. Điều này đặc biệt đúng đối với nam giới.

Khi đàn ông bước qua tuổi 50, một số yếu tố xuất hiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của họ. Chúng bao gồm những thay đổi về nồng độ hoóc môn, tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, nồng độ cholesterol và đường huyết cao.

Ngoài ra, yếu tố lối sống cũng góp phần quan trọng làm tăng rủi ro mắc bệnh tim. Ít vận động, căng thẳng kéo dài, uống nhiều rượu bia đều khiến họ tiến gần hơn đến bệnh. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 21.12.

Lưu ý điều này khi bạn ngoáy mũi

Ngoáy mũi, tưởng chừng vô hại nhưng các nhà khoa học đã phát hiện hành vi này có thể không an toàn như mọi người vẫn nghĩ.

Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau trên động vật cho thấy ngoáy mũi mạnh có thể làm hỏng khoang mũi và vi khuẩn có thể xâm nhập vào não thông qua dây thần kinh khứu giác. Một khi đã vào não, chúng kích thích sự lắng đọng protein beta-amyloid, có khả năng gây ra bệnh Alzheimer.

Lưu ý điều này khi bạn ngoáy mũi - Ảnh 1.

Ngoáy mũi có thể không an toàn như mọi người vẫn nghĩ

Shutterstock

Nghiên cứu cũng cho thấy beta-amyloid gây hình thành các mảng bám - là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh Alzheimer như mất trí nhớ, các vấn đề về ngôn ngữ...

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có hơn 55 triệu người mắc chứng mất trí nhớ trên toàn thế giới và mỗi năm có gần 10 triệu ca mắc mới. Đây cũng là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong và là một trong những nguyên nhân chính gây ra khuyết tật và sự phụ thuộc của người già trên toàn cầu.

Theo các chuyên gia, một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia pneumonia - gây viêm phổi, cũng là nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ ở tuổi già. Vi khuẩn này vào não qua khoang mũi và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Sau đó, các tế bào trong não sẽ phản ứng bằng cách tích tụ protein beta-amyloid, một dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.