Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Phát hiện nguyên nhân giúp vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh; 3 bài tập giúp người tiểu đường ngăn biến chứng; 2 dấu hiệu khi tiểu tiện cảnh báo bệnh tiểu đường...
Vì sao bạn hay thức giấc giữa đêm?
Từ chế độ ăn uống đến thói quen ngủ của bạn, đây là những gì thực sự khiến bạn… tỉnh táo vào ban đêm.
Thật thú vị khi có được một đêm ngon giấc. Bạn thức dậy với cảm giác tràn đầy năng lượng, sảng khoái và sẵn sàng đối phó với những gì trong ngày ập đến với bạn.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, ngủ đủ giấc vào ban đêm không dễ dàng như bạn tưởng - và việc thường xuyên thức giấc vào ban đêm thường gây ra nhiều vấn đề.
Ngủ ngon, thức dậy sảng khoái là mơ ước của nhiều người |
SHUTTERSTOCK |
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm lý (Mỹ), trong một nhóm 22.740 người trên 15 tuổi, 31,2% cho biết họ thức dậy vào ban đêm ít nhất 3 lần một tuần.
Sau đây là những chia sẻ của các chuyên gia về giấc ngủ.
Bạn uống rượu gần giờ đi ngủ. Các chuyên gia cho biết, mặc dù rượu có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng uống rượu cũng có thể khiến bạn dễ bị thức giấc vào ban đêm.
"Uống rượu gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến sự khởi đầu chậm trễ của giai đoạn REM của giấc ngủ trong nửa đầu của thời kỳ ngủ với sự phân mảnh của giấc ngủ gia tăng trong nửa sau của đêm", tiến sĩ Allison Siebern, Trường Y Đại học Stanford (Mỹ), giải thích. Các nguyên nhân có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 25.11.
Phát hiện nguyên nhân giúp vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Các nhà khoa học Israel đã phát hiện vi khuẩn né tránh được thuốc kháng sinh khi chúng ở trong trạng thái “hỗn loạn”, mở đường cho việc phát triển các loại kháng sinh mới.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Hebrew của Jerusalem (Israel) cho rằng khi đối mặt với thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn bị mắc kẹt trong trạng thái “hỗn loạn”, trong đó hoạt động tế bào trở nên rối loạn.
Ở trạng thái này, vi khuẩn “không tuân theo bất kỳ quy tắc bình thường nào của hoạt động tế bào và không hoạt động hoặc phân chia như bình thường”, Giáo sư vật lý sinh học Nathalie Balaban cho biết. Theo bà Balaban, sau khi hết đợt thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ hồi phục hoàn toàn cũng như tiếp tục sinh sôi, và mô hình này vẫn chưa từng được ghi nhận cho đến nay. Thông tin tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 25.11.
3 bài tập giúp người tiểu đường ngăn biến chứng
Khi nhắc đến biện pháp giúp kiểm soát tiểu đường loại 2 thì tập thể dục là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp sẽ giúp người bệnh duy trì thói quen tập luyện, sớm cải thiện sức khỏe.
Tập luyện thường xuyên sẽ giúp kiểm soát đường huyết, tăng độ nhạy insulin và duy trì cân nặng. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp cải thiện bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tập luyện thể thao còn giúp tăng cường tâm trạng và cải thiện sức khỏe tâm thần.
Tập các bài sức mạnh với tạ sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và ổn định đường huyết ở người tiểu đường loại 2 |
SHUTTERSTOCK |
Loại bài tập tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường là loại bài tập họ thích và có thể duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, một số bài tập sẽ đặc biệt hiệu quả, giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng sau này.
Tập aerobic
Aerobic là các bài tập khiến cơ thể đổ mồ hôi, tăng nhịp thở và nhịp tim như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy theo nhịp, bơi lội và một số hình thức khác. Tùy theo thể trạng mà người mắc tiểu đường có thể chọn bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay đòi hỏi sức mạnh như chạy bộ, đạp xe.
Vận động sẽ giúp cơ bắp đốt cháy đường glucose, nhờ đó giúp ổn định đường huyết. Lợi ích này vẫn được duy trì trong vài giờ sau khi tập. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên tập các bài aerobic cường độ trung bình đến mạnh ít nhất 150 phút/tuần. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm 2 bài tập còn lại giúp người tiểu đường ngăn biến chứng bạn nhé!
Bình luận (0)