Ngày mới với tin tức sức khỏe: Những dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bệnh

30/06/2021 00:11 GMT+7

Hiệu quả mũi tiêm thứ ba của vắc xin AstraZeneca; 8 dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bệnh... là những thông tin bạn sẽ bắt gặp khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe .

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn còn đọc được các bài viết hữu ích: Khoa học đang làm sáng tỏ nước súc miệng diệt khuẩn có ngừa được Covid-19?; Ăn kiêng giảm cân sau giãn cách phòng Covid-19 sao cho hiệu quả?; Lú lẫn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc Covid-19 nặng...

Không cân nhắc 8 dấu hiệu này, có thể bạn sẽ hối hận 

Bạn thường không muốn gặp bác sĩ khi bị đau nhức nhẹ, nhưng nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, đã đến lúc cần đi khám.

Cơn đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu của phình động mạch não

Shutterstock

Đau ngực. Cơn đau nhức nhối ở ngực có thể là cơn đau tim. Nếu cơn đau ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn tái phát, cũng nên đi khám. Đừng nghĩ rằng chỉ có cảm giác đau tim ở lồng ngực mới đáng chú ý. Các triệu chứng như đau lưng, buồn nôn, đau hàm hoặc cực kỳ mệt mỏi có thể cho thấy tim đang gặp vấn đề.
Đau đầu dữ dội. Nếu bị đau đầu đột ngột và dữ dội, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Có thể đó là chứng phình động mạch dẫn máu đến não. Nếu mạch máu bị vỡ, người bệnh có thể bị đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong. Nếu bắt đầu bị đau đầu thường xuyên và đột ngột, hãy đi khám. Đó có thể là dấu hiệu của khối u não hoặc các vấn đề về thị lực và nhiều bệnh khác nữa.
Đầy hơi, chướng bụng. Một bệnh nhân ở Mỹ đến bác sĩ sau cuộc phẫu thuật tim lớn. Lúc nào cô cũng cảm thấy đầy bụng mặc dù không cảm thấy thèm ăn. Bác sĩ đã yêu cầu xét nghiệm máu và siêu âm. Nhờ vậy đã phát hiện cô bị ung thư buồng trứng. Nếu bị đầy hơi bất thường, chán ăn, chảy máu sau khi mãn kinh hoặc thay đổi thói quen đi tiêu, hãy đến gặp bác sĩ. 5 dấu hiệu còn lại bạn cần quan tâm sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.6.

Hiệu quả mũi tiêm thứ ba của vắc xin AstraZeneca 

Các nhà nghiên cứu của ĐH Oxford (Anh) công bố nghiên cứu mới cho thấy mũi tiêm thứ ba của vắc xin AstraZeneca tạo ra phản ứng miễn dịch vô cùng mạnh mẽ.
Kết quả nghiên cứu đăng tải trên chuyên san SSRN chứng minh liều tiêm nhắc của loại vắc xin này làm tăng phản ứng miễn dịch của kháng thể và tế bào lympho T, tế bào giúp xác định cũng như tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Trước đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc xin AstraZeneca có hiệu quả cao hơn khi liều thứ hai được trì hoãn đến 12 tuần, thay vì 4 tuần như khuyến cáo của nhà sản xuất. Ở cuộc nghiên cứu lần này, các nhà khoa học lại phát hiện liều tiêm thứ hai khi bị trì hoãn đến 45 tuần có thể tạo ra mức độ kháng thể gần gấp 4 lần so với khi các liều được tiêm cách nhau 8 - 12 tuần, theo báo cáo của ĐH Oxford được đăng lại trên trang The Hindu ngày 28.6. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để tiếp tục đọc thông tin này!

Khoa học đang làm sáng tỏ nước súc miệng diệt khuẩn có ngừa được Covid-19

Thử nghiệm lâm sàng do Trường Nha khoa Chapel Hill Adams thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) thực hiện, sẽ trả lời các câu hỏi quan trọng về khả năng tiêu diệt virus corona và làm chậm sự lây lan Covid-19 của nước súc miệng.

Nước súc miệng hiện được nhiều người sử dụng

Shutterstock

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra xem nước súc miệng có thể thực sự làm giảm nguy cơ lây lan virus corona hay không.
Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho thấy nước súc miệng có thể nhanh chóng tiêu diệt virus corona, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh nước súc miệng có thể ngăn chặn virus lây nhiễm sang người.
Vì vậy, Trường Nha khoa Adams đang nghiên cứu xem nước súc miệng hiệu quả như thế nào trong việc giảm lượng virus corona trong miệng ở những người nhiễm Covid-19 và liệu nó có thể làm giảm nguy cơ lây lan virus sang người khác hay không. Cụ thể nghiên cứu này sẽ được tiến hành như thế nào? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.6.

Ăn kiêng giảm cân sau giãn cách phòng Covid-19 sao cho hiệu quả? 

Tăng cân khi phải ở nhà vì các biện pháp hạn chế do dịch Covid-19 là rất phổ biến. Khi cuộc sống trở lại bình thường, nhiều người bắt đầu cố ăn kiêng để giảm cân. Tuy nhiên, việc này có thể gây phản tác dụng.

Một dĩa thực phẩm cân bằng cần có 50% là trái cây, rau củ, 25% thịt nạc giàu protein, 25% còn lại là các loại carb giàu chất xơ hoặc ngũ cốc nguyên hạt

Shutterstock

Vì muốn mau chóng giảm cân thật nhanh nên nhiều người áp dụng chế độ ăn khắt khe, cắt giảm lượng lớn thực phẩm trong ngày. Khi cơ thể phải nhịn ăn đột ngột một lượng lớn thực phẩm thì sẽ dễ gây căng thẳng, khiến mọi người không thể duy trì được chế độ ăn kiêng.
Cuối cùng, họ phải ăn lại và ăn còn nhiều hơn so với trước kia. Lúc này, mục tiêu ăn kiêng để giảm cân thất bại, thậm chí còn gây tăng cân nhiều hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để tham khảo các cách ăn kiêng hiệu quả sau giãn cách phòng dịch Covid-19.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.