Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện mới về lợi ích của tắm nước lạnh

28/04/2022 00:14 GMT+7

'Mặc dù tắm nước lạnh có thể không thoải mái bằng tắm nước nóng, nhưng bạn có thể thử và xem việc tắm nước lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Gặp điều này vào ban đêm, coi chừng lên cơn đau tim!; Vì sao có người bị say tàu xe, người không?; 4 điều cần tránh trước khi đi khám răng... là những bài viết bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Điều kỳ diệu gì xảy ra khi bạn tắm nước lạnh?

Ngâm cơ thể trong nước lạnh không phải là điều gì mới mẻ, vì con người đã làm thủy liệu pháp trong nhiều thế kỷ. Mặc dù tắm nước lạnh có thể không thoải mái bằng tắm nước nóng, nhưng bạn có thể thử và xem việc tắm nước lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Hãy xem trang tin Bright Side nói về 5 lợi ích tuyệt vời của việc tắm nước lạnh.

Cải thiện lưu thông máu và giảm đau nhức cơ bắp. Thời điểm nước lạnh chạm vào cơ thể, máu buộc phải lưu thông nhanh hơn rất nhiều để cố gắng duy trì nhiệt độ. Tắm nước lạnh cũng giúp cho các vận động viên vượt qua chấn thương nhanh hơn rất nhiều.

Mặc dù tắm nước lạnh có thể không thoải mái bằng tắm nước nóng, nhưng bạn có thể thử và xem việc tắm nước lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

SHUTTERSTOCK

Đó là lý do tại sao người ta chườm đá vào chỗ bị bầm, vì nó mang lại oxy mới và lưu thông đến khu vực bị tổn thương.

Giúp giảm ngứa. Những người có da thuộc loại khô hoặc mắc các bệnh về da, như bệnh chàm, thường cảm thấy ngứa sau khi tắm nước nóng. Để khắc phục điều này nên tắm nước mát hoặc lạnh, và đừng tắm quá lâu, cơn ngứa sẽ biến mất. 3 lợi ích tuyệt vời của việc tắm nước lạnh tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.4.

Gặp điều này vào ban đêm, coi chừng lên cơn đau tim!

Một nghiên cứu mới cho biết có đến một nửa bệnh nhân tim bị mất ngủ và chính điều này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.

Theo các nhà nghiên cứu, các phát hiện cho thấy bệnh nhân tim cần phải kiểm tra và điều trị các vấn đề về giấc ngủ.

Tác giả chính Lars Frojd, sinh viên y khoa tại Đại học Oslo (Na Uy), cho biết nghiên cứu đã chỉ ra mất ngủ thường xảy ra ở bệnh nhân tim và dẫn đến các biến cố tim mạch sau đó.

Có đến một nửa bệnh nhân tim bị mất ngủ và chính điều này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch nghiêm trọng khác

SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu bao gồm hơn 1.000 bệnh nhân tim, tuổi trung bình là 62. Họ đã trải qua một cơn đau tim hoặc phải làm thủ thuật đặt stent được khoảng 16 tháng.

Khi bắt đầu nghiên cứu, 45% bị mất ngủ và 24% đang sử dụng thuốc ngủ.

Trong thời gian theo dõi hơn 4 năm, có 225 bệnh nhân gặp tất cả 364 biến cố tim nghiêm trọng, bao gồm nhập viện vì đau tim, phục hồi lưu lượng máu bị tắc nghẽn, đột quỵ, suy tim và tử vong do bệnh tim mạch.

Kết quả - được trình bày tại cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch châu Âu, cho thấy, mất ngủ chiếm 16% các biến cố tim tái phát. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 28.4.

Vì sao có người bị say tàu xe, người không?

Theo bác sĩ chuyên khoa 2, Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, thông thường một người giữ thăng bằng nhờ 3 cơ quan tiếp nhận. Thứ nhất là thị giác (mắt nhìn thấy), thứ hai là hệ tiền đình (cảm nhận vị trí đầu của tai trong), thứ 3 là cảm giác sau (cảm giác cơ xương khớp khi đứng, đi lại). Ba cơ quan này sẽ cảm nhận vị trí sự chuyển động của cơ thể báo về trên não, để não điều chỉnh duy trì sự thăng bằng trong vận động và di chuyển.

Những người dễ bị say tàu xe là người lớn tuổi, phụ nữ có thai, có bệnh lý não, hệ tiền đình

SHUTTERSTOCK

Khi một người đi tàu xe, các tín hiệu này không đồng bộ. Ví dụ ngồi trên một chiếc xe, tàu, máy bay khép kín thì tai nghe âm thanh cảm nhận được sự chuyển động, nhưng mắt vẫn thấy mình ngồi một chỗ, cơ xương khớp vẫn cảm nhận ngồi một chỗ, các tín hiệu này không đồng bộ và được truyền về não, dẫn đến rối loạn về xử lý thăng bằng, biểu hiện ra các triệu chứng say tàu xe nhưng nôn ói, chóng mặt, vã mồ hôi... Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.