Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tác dụng phụ dễ gặp sau tiêm mũi 3

28/12/2021 00:14 GMT+7

'Trong dữ liệu mới được gửi cho FDA, Pfizer đã chỉ rõ các tác dụng phụ khác nhau có thể gặp phải khi tiêm mũi 3 vắc xin của họ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm tác dụng phụ đó là gì bạn nhé!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Người chưa tiêm chủng phải nhập viện vì nhiễm Covid-19 cao gấp 60 lần; Gặp hiện tượng này lúc nửa đêm, bạn hãy đo đường huyết; Sưng hạch bạch huyết khi tiêm mũi 3 có bất thường?...

Triệu chứng thường gặp ở người tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19

Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu tiêm mũi 3 nhằm ngăn chặn làn sóng nhiễm Covid-19 trong mùa đông.

Dữ liệu mới do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công bố đã nêu rõ những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm mũi 3 vắc xin Pfizer.

Gần 2/3 người tiêm mũi 3 gặp tác dụng phụ này

SHUTTERSTOCK

Trong dữ liệu mới được gửi cho FDA, Pfizer đã chỉ rõ các tác dụng phụ khác nhau có thể gặp phải khi tiêm mũi 3 vắc xin của họ.

Dữ liệu được đệ trình lên FDA cho thấy các tác dụng phụ sau khi tiêm mũi 3 có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người trẻ hơn.

Số liệu thống kê mới nhất từ một nghiên cứu bao gồm dữ liệu của hơn 300 người trong độ tuổi từ 18 đến 55, đã phát hiện ra rằng 63,7%, số người cảm thấy mệt mỏi sau khi tiêm mũi 3.

Các triệu chứng phổ biến tiếp theo là đau đầu (48,4%) và đau cơ (39,1%).

Phần lớn các tác dụng phụ được ghi nhận đều từ nhẹ đến trung bình. Bạn đọc đón xem nội dung tiếp theo của bài viết này trên trang sức khỏe ngày 28.12.

Người chưa tiêm chủng phải nhập viện vì nhiễm Covid-19 cao gấp 60 lần

Nghiên cứu mới phát hiện những người chưa tiêm chủng nhiễm Covid-19 có nguy cơ cần phải chăm sóc đặc biệt cao hơn gấp 60 lần so với người đã tiêm chủng.

Và nguy cơ nhập viện vì chưa tiêm chủng cao nhất ở người lớn tuổi - những người có nguy cơ cao mắc Covid-19 nghiêm trọng ngay từ đầu.

Người chưa tiêm chủng có nguy cơ cần phải nhập viện do Covid-19 cao gấp 60 lần

SHUTTERSTOCK

Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Chăm sóc chuyên sâu của Anh, cho thấy từ tháng 5 đến tháng 11, tỷ lệ nhập viện do mắc Covid-19 ở người đã tiêm chủng đầy đủ ở độ tuổi 60 chỉ là 0,6 trường hợp trên 100.000 người mỗi tuần. Trong khi ở những người cùng độ tuổi nhưng chưa tiêm chủng, tỷ lệ này là 37,3 trên 100.000 mỗi tuần - cao hơn khoảng 60 lần.

Trong số những người ở độ tuổi 50 và 70, nguy cơ này cao hơn 30 lần.

Ở các nhóm tuổi trẻ hơn có sự khác biệt không? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.12.

Gặp hiện tượng này lúc nửa đêm, bạn hãy đo đường huyết

Có một dấu hiệu cảnh báo sớm về lượng đường trong máu cao có thể xảy ra vào ban đêm. Nhiều người thường mất cảnh giác với bệnh tiểu đường, vì trong giai đoạn đầu, bệnh hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ ràng.

Lượng đường trong máu duy trì ở mức cao suốt đêm có thể gây ra triệu chứng tăng đường huyết như đau đầu

SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, một khi lượng đường trong máu tăng cao, chúng sẽ kích hoạt một cơn biến động nội tiết tố dữ dội. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của lượng đường trong máu cao có thể xảy ra vào ban đêm.

Bệnh tiểu đường là hậu quả cuối cùng của sự thiếu hụt insulin - hoóc môn kiểm soát lượng đường trong máu. Khi nồng độ hoóc môn này thiếu hụt, nồng độ đường trong máu tăng lên, tàn phá cơ thể.

Đây là vấn đề nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, vì một khi lượng đường trong máu tăng đến một ngưỡng nhất định có thể gây tổn hại, rất khó để đảo ngược được tình trạng này.

Do đó, không bao giờ được bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của tình trạng này, như đau đầu thường xuyên. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.