Cơ thể mất nước có gây cao huyết áp không?; 4 thực phẩm 'đáng ngạc nhiên' có thể làm tăng đường huyết; 5 cách giúp giảm đau viêm khớp mà không phải uống thuốc... Là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới 3.11 với tin tức sức khỏe.
Tiêm 2 mũi vắc xin rồi nhiễm Covid-19 có cần tiêm mũi 3?
Trên là thắc mắc của nhiều người xung quanh vấn đề tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19. Theo chuyên gia, sau 90 ngày khỏi bệnh Covid-19 thì có thể tiêm mũi 3 nếu điều kiện cho phép.
Theo ông Barron, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hệ thống chăm sóc sức khỏe UCHealth (Mỹ), mọi người nên tiêm liều thứ 3 ngay khi đã khỏe mạnh và đủ tiêu chuẩn để tiêm.
“Những người đủ điều kiện nên đợi 90 ngày sau khi nhiễm bệnh để tiêm phòng. Hiện chưa có nghiên cứu về khung thời gian lý tưởng để tiêm liều thứ 3”, chuyên gia Barron nói.
Bộ Y tế đã phân bổ 109 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 |
Tiêm liều thứ 3 vắc xin Covid-19 có an toàn không?. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) đã đánh giá độ an toàn của liều thứ 3 thông qua thử nghiệm theo dõi 171 người tham gia từ 18 tuổi trở lên, trong khoảng 6 tháng.
Các tác dụng phụ sau tiêm mũi 3 được báo cáo phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc khớp, ớn lạnh... |
SHUTTERSTOCK |
Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc khớp, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết ở cánh tay tiêm, buồn nôn, nôn mửa và sốt.
Đáng chú ý, nhiều trường hợp bị sưng hạch ở nách sau khi tiêm liều thứ 3. Những thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.11.
Trẻ bị sốt xuất huyết, không nên truyền dịch tại nhà
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng linh hoạt với Covid-19, các địa phương cũng đã ban hành các cấp độ dịch và mở cửa đi lại liên tỉnh.
Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) cho biết các tuần gần đây, trong số các bệnh nhi nhập viện điều trị sốt xuất huyết đã ghi nhận nhiều trường hợp nặng, nguy kịch do nhập viện muộn.
Điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết tại Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi T.Ư |
XUÂN TÙNG |
Kiểm soát môi trường sống phòng bệnh cho trẻ
TS-BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội tổng quát (Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi T.Ư), thông tin: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm mùa mưa, bởi đây là thời gian thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển.
TS-BS Hải lưu ý sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến nhanh chóng từ giai đoạn nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn phục hồi. Mời bạn đọc xem tiếp bài viết này trên trang sức khỏe ngày 3.11.
Cơ thể mất nước có gây cao huyết áp không?
Cao huyết áp xảy ra khi tim bơm máu ở mức mạnh hơn bình thường, gây áp lực lên thành động máu. Tình trạng này khiến tim phải làm việc quá mức. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến huyết áp, kể cả uống không đủ nước.
Cao huyết áp nếu kéo dài sẽ dễ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp như tuổi tác, ăn nhiều muối, lười vận động, uống nhiều rượu bia, căng thẳng…
Uống đủ nước sẽ góp phần duy trì huyết áp ổn định, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động ở trạng thái tối ưu |
SHUTTERSTOCK |
Do đó, với những người bị cao huyết áp, điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh hơn có thể giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, một nguyên nhân ít người biết là uống ít nước, khiến cơ thể mất nước cũng ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.
Khi cơ thể mất nước, các cơ quan sẽ hoạt động khó khăn hơn. Thận sẽ điều tiết chất lỏng bằng cách giữ lại nước và natri. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 3.11.
4 thực phẩm 'đáng ngạc nhiên' có thể làm tăng đường huyết
Tiến sĩ Charlotte Norton, Giám đốc Y tế của The Slimming Clinic, hệ thống phòng khám lớn nhất Anh, đã nói về những cân nhắc trong chế độ ăn uống trong việc quản lý lượng đường trong máu.
Đối với người bị tiểu đường loại 2, cần phải biết những thực phẩm tốt nhất và tồi tệ nhất đối với đường huyết.
Tiến sĩ Norton cho biết, nói đến kiểm soát bệnh tiểu đường, đồ ngọt như ngũ cốc có đường và nước tăng lực là những thứ hầu như mọi người đều biết là cần phải tránh.
Sữa chua có đường hương vị trái cây là một trong những món người bệnh tiểu đường nên tránh |
SHUTTERSTOCK |
Tuy nhiên, điều nhiều người có thể không biết là có những loại thực phẩm không ngờ có thể làm tăng lượng đường trong máu. Như sữa chua có đường hương vị trái cây là một trong những món người bệnh tiểu đường nên tránh. Hãy bắt đầu ngày mới 3.11 với tin tức sức khỏe để xem 4 thực phẩm người bệnh tiểu đường cần tránh là gì bạn nhé!
Bình luận (0)