Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 3 'siêu thực phẩm' giàu dinh dưỡng nhưng nhiều người đang ăn sai cách; 3 bộ phận cơ thể cảnh báo dấu hiệu cholesterol cao...
Chuyên gia: 6 thực phẩm quen thuộc giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Quản lý bệnh tiểu đường đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận về các loại thực phẩm được kết hợp trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.
Có một số loại thực phẩm có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu, độ nhạy insulin và sức khỏe tim mạch, tiến sĩ Girish Parmar, chuyên gia tư vấn cấp cao, Bệnh viện chuyên khoa Nanavati Max Super (Ấn Độ), cho biết.
Sau đây là 6 thực phẩm được chuyên gia chia sẻ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
1. Quế. Quế nổi tiếng với khả năng hạ đường huyết. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại gia vị này có thể bắt chước tác dụng của insulin, giúp loại bỏ đường khỏi máu.
Tiến sĩ Parmar nói: Quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói do giảm tình trạng kháng insulin.
2. Mướp đắng. Mướp đắng có khả năng hạ thấp lượng đường trong máu. Nhờ nó có đặc tính hoạt động giống như insulin, giúp đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng.
Tiến sĩ Parmar giải thích: Mướp đắng có chứa các chất chống tiểu đường như charantin và polypeptide-p, làm giảm lượng đường trong máu và bắt chước insulin. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 6.7.
3 'siêu thực phẩm' giàu dinh dưỡng nhưng nhiều người đang ăn sai cách
Khi nói đến giảm cân và chế độ ăn lành mạnh thì các loại thực vật giàu dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hàm lượng dồi dào chất chống ô xy hóa và được xem là 'siêu thực phẩm'. Ăn các loại thực vật này rất tốt cho sức khỏe nhưng điều quan trọng không kém là cần ăn đúng cách.
Ăn đúng cách sẽ giúp mọi người có thể tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên, một số loại 'siêu thực phẩm' mà rất nhiều người đang ăn sai cách, dẫn đến thất thoát nhiều dưỡng chất có lợi.
Hạnh nhân. Hạnh nhân là món ăn nhẹ phổ biến và rất có lợi cho sức khỏe. Loại quả hạch này giàu vitamin, chất béo thực vật và chất chống ô xy hóa, có tác dụng giảm cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe tóc và giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư.
Hầu hết chúng ta sẽ ăn hạnh nhân ngay khi mở hộp. Nhưng trên thực tế, ngâm trong nước trước khi ăn sẽ giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của hạnh nhân. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.7.
3 bộ phận cơ thể cảnh báo dấu hiệu cholesterol cao
Chân, mắt và lưỡi là những vị trí có thể cảnh báo dấu hiệu cholesterol trong cơ thể đang ở mức cao. Khi thấy các dấu hiệu này, người mắc cần phải thay đổi lối sống càng sớm càng tốt vì nồng độ cholesterol cao sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cholesterol là loại chất béo có dạng như sáp trong máu người. Đây là thành phần quan trọng giúp tạo ra và phát triển các tế bào cơ thể, tổng hợp vitamin và các loại hoóc môn.
Tuy nhiên, cholesterol dù cần thiết cho cơ thể nhưng nếu quá nhiều sẽ gây hại. Nồng độ cholesterol cao trong thời gian dài sẽ làm tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, dẫn đến đột quỵ, đau tim. Ngoài ra, cholesterol cao còn dẫn đến huyết áp cao, mất kiểm soát với tiểu đường và nhiều biến chứng tim mạch khác.
Thế nhưng, trong giai đoạn đầu, cholesterol cao sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, tình trạng này còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng bất thường sẽ xuất hiện dấu hiệu ở những bộ phận sau. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)