Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tiêm 2 mũi, nhiễm Omicron sẽ có triệu chứng này!

15/12/2021 00:14 GMT+7

'Phát biểu trong video mới nhất của mình, Giáo sư Spector đã giải thích các triệu chứng nhiễm Omicron ở những người đã tiêm 2 mũi vắc xin'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Trẻ em sau khi tiêm mũi 2, có cần tiêm mũi 3?; Những dấu hiệu nào cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin F?; Ung thư phổi: Các dấu hiệu phổ biến trong cơn ho...

Triệu chứng nhiễm Omicron ở người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào?

Phát biểu trong video mới nhất của mình, Giáo sư Spector đã giải thích các triệu chứng nhiễm Omicron ở những người đã tiêm 2 hoặc 3 mũi vắc xin.

Theo ông Tim Spector, Giáo sư Dịch tễ học Di truyền tại Đại học King's College London (Anh), người đứng đầu ứng dụng nghiên cứu về triệu chứng Covid-19, mang tên ZOE, trong đợt bùng phát Omicron gần đây ở Anh, tất cả người nhiễm Omicron đều đã được "tiêm 2 hoặc 3 mũi vắc xin".

Nếu bạn đã tiêm vắc xin và bắt đầu hắt hơi hoặc ho nhiều mà không rõ nguyên nhân, bạn nên ở nhà và làm xét nghiệm Covid-19

SHUTTERSTOCK

Điều đáng chú ý là các bằng chứng cho thấy, người đã tiêm 3 mũi vắc xin vẫn có thể nhiễm Omicron, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh đã giảm đáng kể.

Phát biểu trong video mới nhất của mình, Giáo sư Spector đã giải thích các triệu chứng nhiễm Omicron ở những người đã tiêm 2 hoặc 3 mũi vắc xin.

Triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh. Giáo sư Spector cho biết dữ liệu từ ứng dụng cho thấy khoảng một nửa số trường hợp đang bị "bỏ sót" vì mọi người không xuất hiện với các triệu chứng Covid-19 "cổ điển".

Giáo sư Spector cho biết các dấu hiệu ban đầu "cho thấy Omicron đang nhiễm đột phá ở những người đã tiêm chủng, nhưng nó gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, giống như cảm lạnh". Những chia sẻ tiếp theo của Giáo sư Spector sẽ có trên trang sức khỏe ngày 15.12.

Trẻ em sau khi tiêm mũi 2, có cần tiêm mũi 3?

Các nhà khoa học đang chạy đua để giải thích rất nhiều câu hỏi liên quan đến Covid-19, trong đó có việc liệu trẻ em có cần tiêm thêm mũi 3 vắc xin hay không. Nhiều cha mẹ trên khắp thế giới đang cần câu trả lời này.

Những nghiên cứu ban đầu trên người trưởng thành ở Nam Phi cho thấy vắc xin Pfizer dường như kém hiệu quả hơn đối với biến thể Omicron.

Phản ứng miễn dịch của trẻ em với vắc xin mạnh hơn người lớn tuổi, ít nhất là trong thời gian đầu sau khi tiêm mũi 2

SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu của Pfizer-BioNTech cho thấy tiêm đủ 2 mũi dù vẫn có thể giúp tránh nguy cơ bệnh nặng nhưng vẫn chưa đủ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm. Tiêm mũi 3 dường như giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn trước biến thể Omicron.

Tuy nhiên, đối với trẻ em, một số chuyên gia y tế và nghiên cứu vắc xin cho biết vẫn còn quá sớm để biết liệu trẻ em có cần tiêm mũi 3 hay không.

“Điều đáng hy vọng là trẻ em có phản ứng miễn dịch mạnh hơn với vắc xin, ít nhất là trong thời gian đầu sau khi tiêm mũi 2. Lúc này, trẻ em vẫn có được phản ứng miễn dịch khá tốt với vắc xin”, tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia y tế tại Đại học Y Baylor (Mỹ), cho biết. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 15.12.

Những dấu hiệu nào cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin F?

Chúng ta thường nghe nói về vitamin A, B, C, D và E nhưng lại rất ít khi nghe nói về vitamin F. Dù ít nhắc đến nhưng vitamin F lại đóng vai trò quan trọng với sức khỏe.

Một trong những nguyên nhân khiến vitamin F ít được biết đến là vì về mặt kỹ thuật, nó không thực sự là một loại vitamin. Vitamin F được phát hiện vào những năm 1920 khi các nhà khoa học nhận thấy chế độ ăn không có chất béo ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ở chuột thí nghiệm.

Mọi nguời có thể bổ sung vitamin F qua các loại quả hạch, trong đó có quả óc chó

SHUTTERSTOCK

Các nhà khoa học đã gọi 2 loại chất béo mà những con chuột còn thiếu là vitamin F. Hai loại chất béo này là a xít alpha-linolenic (ALA) và a xít linoleic (LA).

Chất béo ALA và LA đóng vào trò quan trọng với quá trình sinh học của cơ thể, trong đó có đảm bảo sự phát triển bình thường của tế bào, hỗ trợ thị lực và chức năng não, chuyển hóa calo dư thừa thành chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần.

ALA nằm trong nhóm chất béo omega-3, có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trong khi đó, LA nằm trong nhóm chất béo omega-6, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.