Ngày mới với tin tức sức khỏe: Uống cà phê thế nào để tốt cho sức khỏe?

26/02/2022 00:14 GMT+7

'Nhiều người uống cà phê thường cho kem béo, sữa... để có hương vị thơm ngon, nhưng nó có thể góp phần vào phản ứng viêm từ cơ thể bạn nếu bạn uống thường xuyên'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Có nên tắm rửa khi nhiễm Covid-19?; Cục máu đông: Dấu hiệu báo trước ở hàm và vai; Thực phẩm quan trọng số 1 nên ăn hằng ngày...

Mẹo uống cà phê để ngăn ngừa tăng cân và viêm nhiễm

Cà phê có thể không dành cho tất cả mọi người, nhưng nó vẫn là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới.

Cà phê không chỉ ngon và tăng cường năng lượng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng tốc độ trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, thậm chí còn giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Cà phê đen

SHUTTERSTOCK

Cà phê đen nguyên chất có thể mang lại những lợi ích trên, nhưng các thành phần bạn cho vào cà phê có thể phản tác dụng nếu bạn không cẩn thận.

Ví dụ, uống cà phê với nhiều kem và đường hằng ngày có thể dẫn đến các biến chứng như tăng cân hoặc viêm nhiễm.

Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best ở Balance One Supplements (Mỹ) đã có những chia sẻ với trang web về sức khỏe ở Mỹ Eat This, Not That! về những cách uống cà phê lành mạnh để giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cân.

Hạn chế cho sữa vào cà phê. Nhiều người uống cà phê thường cho kem béo, sữa hoặc gọi một ly cà phê sữa nguyên chất tại quán cà phê yêu thích của mình. Mặc dù ly cà phê này có hương vị thơm ngon, nhưng nó có thể góp phần vào phản ứng viêm từ cơ thể bạn nếu bạn uống thường xuyên. Những cách uống cà phê lành mạnh giúp ngăn ngừa viêm nhiễm tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.2.

Có nên tắm rửa khi nhiễm Covid-19?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong giai đoạn phát bệnh Covid-19, nhiều người theo kinh nghiệm dân gian, hoặc truyền miệng rằng không nên tắm gội, vệ sinh thân thể vì nhiều lý do: bệnh nặng hơn, nước lạnh làm cơ thể yếu hơn, trúng “phong hàn”, cơ thể đang bệnh dễ cảm nhiễm ngoại tà… Rất nhiều lý do đưa ra để biện dẫn cho việc kiêng tắm gội, vệ sinh thân thể.

Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh thân thể có thể giúp người bệnh mau hồi phục

SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, quan niệm trên có phần chưa phù hợp cả về khoa học và lý luận y học cổ truyền.

Trong giai đoạn bệnh toàn phát, người bệnh cần phải chú trọng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống dinh dưỡng và vệ sinh, không vận động quá mạnh, để có thời gian dưỡng bệnh và phục hồi. Những chia sẻ tiếp theo của bác sĩ Thy sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.2.

Cục máu đông: Dấu hiệu báo trước ở hàm và vai

Ước tính cứ 4 ca tử vong trên thế giới thì có 1 ca có liên quan đến cục máu đông, và chúng gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.

Theo thông tin từ trang web của hệ thống chăm sóc sức khỏe Aurora Health Care (Anh), các triệu chứng cục máu đông bao gồm khó thở, không chỉ đau ở ngực, mà còn gây đau ở cánh tay, vai hoặc hàm.

Nên uống nhiều nước để tránh mất nước, vì mất nước dễ dẫn đến đông máu hơn

SHUTTERSTOCK

Đau chân, sưng, đỏ và nóng, có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, hãy gọi cấp cứu ngay.

Aurora Health Care khuyến cáo: "Nếu có các triệu chứng của cục máu đông, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị ngay lập tức".

Tùy vào vị trí của cục máu đông, chúng có thể gây tắc mạch, như thuyên tắc phổi.

Theo NHS, các cục máu đông hiếm gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, mặc dù vậy ai cũng có thể mắc phải. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm thông tin bài viết này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.