Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao ăn cá thu tốt cho tim và não?

29/08/2024 00:10 GMT+7

'Ăn cá thu có thể hỗ trợ sức khỏe tim, não, thúc đẩy tuổi thọ và hỗ trợ quản lý cân nặng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn nghệ với liều lượng thế nào thì tốt cho sức khỏe?; Bác sĩ chia sẻ dấu hiệu để nhận biết và nghi ngờ người mắc bệnh sởi; 4 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm nghiêm trọng...

Lợi ích sức khỏe của cá thu

Cá thu là một loại cá giàu chất dinh dưỡng, cung cấp protein, chất béo lành mạnh, vitamin B và khoáng chất như magie, selen...

Ăn cá thu có thể hỗ trợ sức khỏe tim, não, thúc đẩy tuổi thọ và hỗ trợ quản lý cân nặng.

Bà Johna Burdeos, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, đã chia sẻ một số lợi ích sức khỏe của cá thu.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao ăn cá thu tốt cho tim và não?- Ảnh 1.

Cá thu có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ảnh: SGAT

Bảo vệ sức khỏe tim. Cá béo như cá thu, cá ngừ, cá hồi và cá trích có hàm lượng axit béo omega-3 cao. Omega-3 có thể giúp ngăn ngừa đông máu và giảm sự tích tụ mảng bám mỡ trong động mạch.

Nghiên cứu còn cho thấy chất béo omega-3 có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Ngoài omega-3, cá thu còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi khác, như vitamin A, D, E. Những chất dinh dưỡng này cùng nhau hoạt động để cải thiện chức năng mạch máu, giảm huyết áp và cholesterol xấu.

Hỗ trợ sức khỏe não bộ. Khoảng 50-60% não bộ được cấu tạo từ chất béo, và 35% trong số đó là axit béo omega-3. Omega-3 giúp cải thiện suy nghĩ và bảo vệ tế bào não.

Một loại omega-3 được gọi là axit docosahexaenoic (DHA) chiếm khoảng 40% axit béo của não. Cá thu là nguồn cung cấp omega-3, bao gồm DHA, vốn rất quan trọng cho chức năng não. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 29.8.

4 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm nghiêm trọng

Kẽm là chất dinh dưỡng thiết yếu có trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật đến động vật. Loại khoáng chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Do đó, thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, gây mụn trứng cá, tiêu chảy và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Kẽm là chất cần thiết cho nhiều chức năng trong cơ thể bạn, trong đó có phản ứng của enzyme, tổng hợp protein, ADN, chữa lành vết thương và sự phát triển của toàn bộ cơ thể. Do đó, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao ăn cá thu tốt cho tim và não?- Ảnh 2.

Hàu là món nổi tiếng giàu kẽm

ẢNH: PEXELS

Lượng kẽm khuyến nghị mỗi ngày với người trưởng thành là khoảng 8 mg với phụ nữ và 11 mg đối với nam giới. Thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể xuất hiện những vấn đề sau:

Sụt cân. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, khiến chúng ta không cảm thấy đói và ăn ít hơn, từ đó gây sụt cân. Ngoài ra, vì cơ thể không nhận đủ kẽm nên quá trình trao đổi chất sẽ chậm, khiến thay đổi tâm trạng, dễ cáu kỉnh hoặc trầm cảm.

Trẻ chậm lớn. Thiếu kẽm có thể gây ra tình trạng chậm phát triển và còi cọc ở trẻ em. Nguyên nhân là do kẽm là vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, biệt hóa và trao đổi chất của tế bào. Do đó, nồng độ kẽm thấp sẽ khiến trẻ em khó phát triển tốt về mặt thể chất, đồng thời làm giảm khả năng chống lại các bệnh viêm nhiễm. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 29.8.

Bác sĩ chia sẻ dấu hiệu để nhận biết và nghi ngờ người mắc bệnh sởi

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Đình Quy, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết bệnh sởi không phải là bệnh truyền nhiễm mới, nhưng vẫn đủ độc và mạnh để gây ra các trận dịch lớn khi việc tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa khác không được đảm bảo.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao ăn cá thu tốt cho tim và não?- Ảnh 3.

Các nốt phát ban trên bàn tay trẻ mắc bệnh sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

ẢNH: C.L

Theo bác sĩ Quy, các dấu hiệu phụ huynh có thể nhận biết để nghi ngờ con mình bị bệnh sởi bao gồm sốt cao liên tục, phát ban từ vị trí sau gáy: Mang tai lan ra mặt, ngực, bụng, lưng và kết thúc ở tay chân; giai đoạn lui bệnh thì ban da sẽ thâm dần tạo các vết hằn như “da hổ”, chỗ nào nổi trước thì thâm trước; ho, sổ mũi; mắt “tèm lem” (chảy nước mắt, đổ ghèn, đỏ mắt).

Diễn tiến bệnh kéo dài 7 - 14 ngày với giai đoạn lây từ 1 - 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đến khi phát ban được 4 ngày.

Theo bác sĩ Bùi Đức Thắng, bác sĩ Võ Nguyễn Hồng Tiên (Phòng tiêm vắc xin, Bệnh viện Quân y 175), sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, vi rút sởi thường ủ bệnh trong vòng 10 - 12 ngày. Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân bắt đầu sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc mắt.

Phát ban thường từ ngày thứ 3, ban dạng dát sẩn, gồ trên bề mặt da, không đau, không ngứa, không mưng mủ. Ban sẽ mọc tuần tự trên da từ trên xuống dưới: đầu, mặt, cổ, ngực, lưng, cánh tay, bụng, mông, đùi và chân.

Các biến chứng bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não màng não, viêm loét giác mạc, gây mù lòa, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng, còi cọc kéo dài, suy giảm miễn dịch kéo dài… Ở phụ nữ mang thai, bệnh sởi làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, dị dạng thai nhi… Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.