Ngừa tiểu đường từ những điều giản đơn

11/10/2017 07:30 GMT+7

Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Nutrition, một chế độ ăn uống toàn thức ăn vặt - phần lớn là nước giải khát, đồ chiên rán - làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 70%.

Tiến sĩ Isaac Eliaz, Giám đốc y khoa Amitabha của Trung tâm y tế Amitabha (Mỹ), cho biết: “Chế độ ăn uống có tầm quan trọng hàng đầu. Nếu ai đó muốn giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2 thì phải có những thay đổi về chế độ dinh dưỡng cùng với việc tập luyện thể dục đều đặn và kiểm soát được căng thẳng”.

tin liên quan

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng ít được chú ý
Nhiều người thường tìm kiếm các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng để ăn. Tuy nhiên có những loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày cũng đã rất tốt cho sức khỏe mà không cần phải kiếm đâu xa.
Để bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn từ hôm nay, hãy chú ý đến 4 nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo trang tin healthline.com.
Thực phẩm chứa hàm lượng carb cao như các sản phẩm làm từ bột trắng, đường trắng và gạo trắng là một trong 4 nhóm gây nguy cơ. “Calo không chứa chất dinh dưỡng, có hàm lượng đường cao là thủ phạm chính. Vì vậy, nên loại bỏ các loại thực phẩm này càng nhiều càng tốt”, chuyên gia Eliaz nói. Ngoài ra, những thực phẩm kể trên rất dễ tiêu hóa nên có thể gây đột biến về lượng đường trong máu và lượng insulin, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Chế độ ăn có hàm lượng carb cao làm tăng 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Để giảm rủi ro này, hãy hạn chế ăn thực phẩm chứa hàm lượng carb cao như bánh mì, bánh nướng xốp, bánh ngọt, bánh quy và mì ống.
Đồ uống ngọt. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jill Weisenberger, tác giả cuốn sách Giảm cân cho người bị tiểu đường: “Đồ uống chứa nhiều đường như soda, trà ngọt… và nước chanh nhiều đường có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu năm 2010 về bệnh tiểu đường cho thấy uống từ 1 - 2 đồ uống nhiều đường mỗi ngày làm tăng 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với uống chưa tới 1 đồ uống/tháng. Ngoài ra, tránh uống cà phê hoặc trà kèm đường.
Chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol trong máu. Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường loại 2. Chất béo chuyển hóa có trong các loại bánh nướng đóng gói và thực phẩm chiên trong các nhà hàng, trong khi chất béo bão hòa có thể tìm thấy trong các loại thịt béo, mỡ và sữa và phô mai có nhiều chất béo.
Để tránh những chất béo bão hòa, chuyên gia Weisenberger đưa ra gợi ý: “Nấu và nướng với dầu ô liu, ăn các loại hạt thay vì bánh kẹo, chọn thịt nạc và gia cầm loại bỏ da, dùng món salad trộn dầu dấm và rau thơm”.
Thịt đỏ và thịt đã chế biến đều liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Các loại thịt chế biến như thịt xông khói, hotdog và một số thức ăn có hàm lượng sodium (chất trong muối) cao.
Theo chuyên gia Eliaz, một số thực phẩm chứa protein khác có thể cải thiện sức khỏe của bạn, như cá hồi, cá mòi, thịt gia cầm, trứng và thịt bò có thể được kết hợp vào chế độ ăn uống giàu rau củ xanh.
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia từ Viện Y học môi trường (IMM), Viện Karolinska ở Thụy Điển, phát hiện những người tiêu thụ hơn 7,3 gr muối mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 72% so với những người tiêu thụ dưới 6 gr.
Nghiên cứu được trình bày tại Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu (EASD) tại Bồ Đào Nha còn cho thấy, cứ 2,5 gr muối tiêu thụ mỗi ngày, có 43% tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, ăn quá nhiều muối cũng liên quan đến nguy cơ phát triển một dạng bệnh tiểu đường loại 1, trong đó các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị hệ miễn dịch của cơ thể phá hủy.
Ngoài ra, một số yếu tố về lối sống cũng liên quan đến nguy cơ gây bệnh. Nếu bạn bị béo phì thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 càng cao. Ngủ là rất quan trọng để duy trì mức đường trong máu ổn định. Thiếu ngủ làm tăng mức đường trong máu và kháng insulin. Nếu bạn bị tiểu đường, lượng glucose sản sinh nhiều và cơ thể không sản xuất ra đủ insulin để xử lý lượng glucose. Trong những trường hợp như vậy, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm giảm mức độ glucose trong cơ thể. Do đó, thiếu tập thể dục làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường loại 2. Căng thẳng cũng là yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hóc môn căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng glucose. Mức đường trong máu tăng do căng thẳng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.