>> Lương tối thiểu năm 2015 sẽ tăng 15,1%
|
Theo kết quả này, ngành dịch vụ tài chính bao gồm bất động sản và ngân hàng có tỉ lệ tăng lương thấp nhất ở mức 8,4% và 8,9%, do tác động của thị trường.
Ba ngành có tỉ lệ tăng lương cao nhất với mức xấp xỉ 11% là dược phẩm, hàng tiêu dùng và hóa chất.
Xét theo vị trí công tác, các công việc kỹ sư có mức lương cao nhất so với thị trường, cao hơn 3,5%, liền sau là tài chính, kế toán (cao hơn thị trường 1,2%) và luật (0,7%).
Trong khi đó, công việc bán hàng qua điện thoại, và sản xuất có tỷ lệ lương thấp nhất so với thị trường (thấp hơn 16% và 15,8% so với thị trường).
Theo kết quả khảo sát, sự chênh lệch mức chi trả giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn ở mức cao là 30%. Các doanh nghiệp trong nước thường chi trả mức thưởng cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện tại, để thu hút nhân tài, doanh nghiệp trong nước sẵn lòng chi trả vượt quá khoản lương cho vài vị trí chủ chốt hoặc cấp cao. Doanh nghiệp trong nước thường sử dụng các ưu đãi như cấp cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu… để giữ chân nhân sự giỏi.
“Tuy nhiên, sẽ mất một vài năm nữa để mức chi trả ở các doanh nghiệp lớn trong nước theo kịp với các doanh nghiệp nước ngoài” - bà Hoa Nguyễn, trưởng bộ phận khảo sát lương và tư vấn nhân sự theo phương pháp của Talentnet cho biết.
Xét thêm về các khoản thưởng, ngành ngân hàng và dầu khí có mức thưởng cao nhất tương ứng 22,7% và 17,7%. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn chi trả cao hơn doanh nghiệp nước ngoài.
Trung Hiếu
>> Chi sai lương cho lãnh đạo công ty hàng chục tỉ đồng
>> Đề xuất tăng lương tối thiểu 300 – 400 nghìn đồng/tháng
>> Tăng lương hay bù trượt giá ?
>> Tăng lương cơ bản cho lao động đi làm việc tại Đài Loan
>> Đưa hàng chục lao động vượt biên để được... tăng lương
>> Ngành tài chính có mức tăng lương thấp nhất năm 2012
>> Tiết kiệm chi thường xuyên để tăng lương
Bình luận (0)