Cụ thể , theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, 9 nhà đầu tư cá nhân trúng thầu 262.000 quyền mua cổ phần của Vietnam Airlines do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) bán ra vào cuối tháng 5 đã không nộp tiền trong thời gian quy định.
Như vậy Bộ này vẫn chưa bán được quyền mua nào trong tổng số hơn 371 triệu quyền mua cổ phần HVN rao bán. Hiện Bộ GTVT tải vẫn sở hữu hơn 1 tỉ quyền mua cổ phần tại HVN trong lần tăng vốn của hãng hàng không này, tương đương số lượng cổ phần được mua hơn 164,67 triệu đơn vị.
tin liên quan
Vietnam Airlines đạt lợi nhuận gần 1.460 tỉ đồng 3 tháng đầu nămViệc nhà đầu tư "bỏ kèo" mua HVN cũng dễ hiểu khi giá cổ phiếu này trên sàn liên tục đi xuống. Đặt trường hợp nếu nhà đầu tư mua 1.000 quyền mua từ Bộ Giao thông vận tải với giá 6.026 đồng/quyền, tương ứng số tiền 6,02 triệu đồng. Với 1.000 quyền này, nhà đầu tư sẽ mua được 150 cổ phần mới của HVN (số cổ phần lẻ được làm tròn) với giá 1,5 triệu đồng. Tổng cộng để sở hữu được 150 cổ phần của HVN nhà đầu tư sẽ chi ra hơn 7,5 triệu đồng. Trong khi đó, giá HVN đang giao dịch trên sàn UPCoM sau khi thực hiện quyền mua giảm nhiều phiên liên tiếp về dưới giá 30.000 đồng vào cuối tháng 5 đến nay. Như vậy nếu mua trên sàn 150 cổ phần, nhà đầu tư chỉ bỏ ra 4,5 triệu đồng, rẻ hơn gần một nửa so với việc tham gia thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm.
Đặc biệt, nếu mua trên sàn chỉ sau 2 phiên nhà đầu tư đã có ngay cổ phần về tài khoản và muốn bán ra lúc nào cũng dễ dàng. Trong khi đó, số lượng cổ phần phát hành thêm của Vietnam Airlines dự kiến nếu thực hiện nhanh cũng phải cuối tháng 7 mới có.
Đây cũng là bài toán khá đau đầu cho các doanh nghiệp khi muốn chào bán thêm cổ phần cho nhà đầu tư, nhất là khi xu hướng giá cổ phiếu trên sàn không thuận lợi.
Bình luận (0)