• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà kho chứa đầy xe tăng Leopard, vì sao Bỉ không chuyển cho Ukraine?

06/02/2023 14:56 GMT+7

Freddy Versluys không thích bị gọi là một nhà buôn vũ khí. Nhưng ông sở hữu một nhà kho lớn chứa đầy xe tăng cũ ở Bỉ.

Hàng dãy xe tăng Leopard cũ nằm phủ bụi trong một nhà kho ở Bỉ. Đây không phải loại Leopard 2 mà nhiều nước phương Tây đã đồng ý cung cấp cho Ukraine mà thuộc đời cũ hơn là Leopard 1.

Ông Freddy Versluys muốn bán số xe tăng này, nhưng lại không thích mình bị gọi là một nhà buôn vũ khí. Ông nhấn mạnh với Reuters rằng mình là CEO của hai công ty quốc phòng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chế tạo cảm biến cho tàu vũ trụ. Tuy nhiên, mua bán vũ khí cũng là một phần công việc kinh doanh của ông.

"Chúng tôi mua số vũ khí này trên thị trường khoảng 8 năm trước. Chúng được rao bán ở đó, nhưng đương nhiên là nếu để nguyên trạng thì không thể sử dụng được. Chúng tôi cần trang bị lại toàn bộ, cần kiểm tra hệ thống điều khiển hỏa lực. Nên chúng tôi thực sự đã phải làm lại, giúp chúng trở về trạng thái tốt để được sử dụng ở bất cứ loại chiến trường nào", ông Versluys cho biết.

Nhà kho chứa đầy xe tăng Leopard gây tranh cãi ở Bỉ - Ảnh 1.

Xe tăng Leopard 1 trong kho của ông Freddy Versluys

Reuters

Số xe tăng này đã khiến ông trở thành tâm điểm chú ý khi ông công khai tranh cãi với chính phủ Bỉ về khả năng chuyển giao chúng cho Ukraine.

Trong khi nhiều đồng minh của Ukraine đã cam kết cung cấp xe tăng để giúp nước này đẩy lùi lực lượng Nga, Bỉ đã không tham gia vì một lý do quan trọng: nước này không còn bất cứ xe tăng nào.

Bỉ đã bán 50 xe tăng cuối cùng cho công ty của ông Versluys vào hơn 5 năm trước. Bộ trưởng Quốc phòng Ludivine Dedonder thì ngần ngừ không muốn mua lại chúng.

"Những xe tăng Bỉ này đã được bán với giá từ 10.000 đến 15.000 euro mỗi chiếc vì chúng không còn hoạt động được nữa. Không có gì ngăn cản chúng tôi mua lại, nhưng số xe tăng này không hoạt động được. Và chúng tôi cũng sẽ không mua lại với giá bất hợp lý, mà hiện tại có nhiều công ty Bỉ muốn kiếm lợi nhuận một cách vô lý", bà Dedonder nhấn mạnh.

Ông Versluys nói nếu Bỉ không mua lại số xe tăng này, những nước khác có thể mua chúng cho Kyiv. Ông khẳng định đã thảo luận với nhiều chính phủ châu Âu về lựa chọn trên:

"Có nhiều nước mà chúng tôi đang bàn bạc với họ. Gần đây tôi nhận được cuộc gọi từ chính phủ Ukraine. Vì vậy, có rất nhiều sự quan tâm. Nhưng đó là vì chính phủ Đức đã cho phép xuất khẩu, và đến hiện tại thì điều đó không ngăn trở gì. Nhưng chúng tôi cũng nói chuyện với chính phủ Anh, chính phủ Thụy Sĩ, có nhiều nước quan tâm lắm. Nhưng phải đợi xem điều gì sẽ xảy ra".

Để giao xe tăng Leopard cho Ukraine, Đức muốn Mỹ làm gì?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.