Nhã nhạc Cung đình Huế được xác lập Kỷ lục Bất biến của Việt Nam năm 2022

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
08/10/2022 12:03 GMT+7

Tiếp theo 20 Kỷ lục Bất biến đã được giới thiệu, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) tiếp tục công bố các kỷ lục tiếp theo trong Hành trình tìm kiếm Top 100 Kỷ lục Bất biến Việt Nam năm 2022, nhằm quảng bá đến công chúng.

Theo đó, quần thể danh thắng Tràng An - di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên Việt Nam đã vinh dự được xác lập Kỷ lục Bất biến Việt Nam năm 2022.

Nằm ở cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, Quần thể danh thắng Tràng An - di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên Việt Nam có diện tích 6.172 ha, vùng đệm có diện tích 6.079 ha, với ba khu vực liền kề nhau là: Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và Rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình.

Quần thể danh thắng Tràng An - di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An chứa những di chỉ khảo cổ có giá trị cao như hang Mòi, hang Bói, hang Trống, mái Ốc, thung Bình, thành Hoa Lư

VietKings

Nơi đây tập hợp các đặc trưng thiên nhiên của vùng Bắc bộ với hệ sinh thái núi đá vôi và hệ thống động thực vật đặc hữu. Bên cạnh đó, Quần thể danh thắng Tràng An chứa những di chỉ khảo cổ có giá trị cao như hang Mòi, hang Bói, hang Trống, mái Ốc, thung Bình, thành Hoa Lư.

Những di tích lịch sử nổi tiếng tại đây gắn với 4 vương triều Đinh – Lê – Lý – Trần như cung điện Hoa Lư, đền vua Đinh - vua Lê, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, hành cung Vũ Lâm, đền Thái Vi, đền Trần, đền Suối Tiên hay những thắng cảnh khác như vườn chim thung Nham, thung Nắng, hang Múa, rừng đặc dụng Hoa Lư…

Quần thể danh thắng Tràng An được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới vào năm 2014 với 3 tiêu chí: Tiêu chí về văn hóa, Tiêu chí về vẻ đẹp thẩm mỹ, Tiêu chí về địa chất - địa mạo.

Tiếp đó là Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp). Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588 ha, thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Vườn quốc gia này rộng 7.500ha, là khu đất ngập nước, được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ tư của Việt Nam.

Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước (trong đó có 13 loài chim quý hiếm của thế giới). Ở đây cũng có 130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẽ với nhau tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng.

Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi) được tái phát hiện ở Tràm Chim. Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).

VietKings

Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền Nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới. Đàn sếu thường từ Campuchia bay về vườn kiếm ăn, trú ngụ từ tháng 12 đến khoảng tháng 5 năm sau rồi mới bay đi.

Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản phi vật thể nhân loại đầu tiên của Việt Nam

Nhã nhạc Cung đình Huế là thể loại nhạc có từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ như: Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu… Nhạc có lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái góp phần tạo sự trang trọng cho các buổi lễ. Đây còn là biểu tượng của vương quyền và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Chính vì thế Nhã nhạc cung đình Huế rất được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng.

Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của nghi lễ cung đình Việt Nam với hàng trăm nghi lễ khác nhau hằng năm. Tuy nhiên, vai trò của Nhã nhạc không chỉ giới hạn ở việc hòa nhạc phục vụ các nghi lễ mà còn cho thấy là một phương tiện giao tiếp và thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh và các vua chúa thời phong kiến, cũng như truyền tải được những tư tưởng triết lý và tri thức về vũ trụ của người Việt Nam.

Nhã nhạc Cung đình Huế là thể loại nhạc có từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ

Nhã nhạc đã trở về với nhân dân, chính vì vậy giá trị nghệ thuật của nó cũng sẽ được giữ gìn, trường tồn

VietKings

Ngày nay dàn nhạc, bài bản, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử dụng ở các hình thức diễn xướng khác nhau trong các dịp như: Festival Huế, lễ hội dân gian, lễ hội Phật giáo, âm nhạc thính phòng, trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch, biểu diễn phục vụ nhân dân trong các cuộc đại lễ hoặc tết cổ truyền dân tộc... Nhã nhạc đã trở về với nhân dân, chính vì vậy giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc Cung đình Huế cũng sẽ có thêm điều kiện được giữ gìn, trường tồn và không ngừng được phát huy.

Nhã nhạc Cung đình Huế vừa xác lập Kỷ lục Bất biến của Việt Nam năm 2022 từng được công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 7.11.2003. (Còn tiếp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.