Nhu cầu tuyển dụng công nhân không có bằng cấp chiếm tỷ lệ cao

Phạm Thu Ngân
Phạm Thu Ngân
08/10/2024 05:00 GMT+7

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm, có những ngành thiếu nhân lực nghiêm trọng, điển hình là lao động phổ thông và thực phẩm - đồ uống, trong khi một số ngành không có nhu cầu tuyển dụng nhân sự nào.

Ngày 8.10, theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) có 10.097 vị trí việc làm được đăng tuyển trên website của đơn vị trong 9 tháng đầu năm.

Trong đó, đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng là lao động phổ thông với 5.686 vị trí (chiếm 56,31% tổng số). Ngành da giày - may mặc đứng thứ hai với 1.012 vị trí (chiếm 11,48%), tiếp theo là ngành thực phẩm - đồ uống với 1.124 vị trí tuyển dụng (chiếm 11,13%).

Nhu cầu tuyển dụng công nhân không có bằng cấp chiếm tỷ lệ cao- Ảnh 1.

Người lao động đang xem thông tin tuyển dụng trong Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7, TP.HCM)

ẢNH: L.T

Ngoài ra, hầu hết các ngành đăng tuyển trên website của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM chỉ có nhu cầu tuyển dụng ở mức thấp, và có 2 ngành hiện không có nhu cầu tuyển dụng nào, đó là: giáo dục chính trị, triết học; nông - lâm nghiệp và thủy sản.

Trong khi đó, có 8.813 người lao động tìm việc, phân bổ đều ở nhiều ngành nghề. Một số ngành cũng có nhu cầu tìm việc cao như dịch vụ với 442 người (chiếm 5,02%), ngành kinh tế với 452 người (chiếm 5,13%), và ngành kỹ thuật - cơ khí với 612 người (chiếm 6,94%). Xem bảng thống kê dưới đây:

STTNgành nghề
Người tìm việc
Việc tìm người


Số lượngTỷ lệSố lượngTỷ lệ
1Báo chí và thông tin1922,18%180,18%
2Chế tạo, chế biến2062,34%1321,31%
3Công nghệ thông tin941,07%870,86%
4Da giầy, may mặc1.01211,48%1.28912,77%
5Địa lý, đất đai1061,20%200,20%
6Dịch vụ4425,02%740,73%
7Điện, điện tử1832,08%520,52%
8Giáo dục chính trị, triết học160,18%00%
9Hóa chất, sinh học720,82%370,37%
10Kế toán, kiểm toán3664,15%440,44%
11Khách sạn, du lịch và dịch vụ1671,89%390,39%
12Kinh doanh và quản lý3724,22%5125,07%
13Kinh tế4525,13%280,28%
14Kỹ thuật, cơ khí6126,94%4324,28%
15Lao động phổ thông2.71030,75%5.68656,31%
16Luật760,86%260,26%
17Ngôn ngữ, phiên dịch1301,48%430,43%
18Nông, lâm và thủy sản70,08%00%
19Quản trị, văn phòng2632,98%2052,03%
20Sư phạm, giáo dục280,32%80,08%
21Tài chính, chứng khoán, bất động sản
3063,47%520,52%
22Tài nguyên, môi trường981,11%280,28%
23Thực phẩm, đồ uống4054,60%1.12411,13%
24Văn hóa, xã hội560,64%80,08%
25Vận tải2272,58%460,46%
26Xây dựng và kiến trúc1982,25%840,83%
27Y tế, sức khỏe170,19%230,23%
Tổng cộng8.813100%10.097100%

Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu tuyển dụng công nhân không có bằng cấp chiếm 39,7%; chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng chiếm 22,13%; sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng chiếm 7,45%; trung cấp chiếm 14,11%; cao đẳng chiếm 10,32%; và đại học chiếm 6,29%.

STTTrình độ
Tỷ lệ
1Công nhân kỹ thuật không bằng cấp39,70%
2Chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng22,13%
3Sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng7,45%
4Trung cấp14,11%
5Cao đẳng10,32%
6Đại học6,29%
Tổng cộng100%

Thực trạng này đã phần nào phản ánh sự mất cân đối trong thị trường lao động tại TP.HCM trong 9 tháng đầu năm. Không chỉ dựa trên báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, mà các đơn vị như Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cùng một số chuyên trang tuyển dụng cũng ghi nhận tình trạng TP.HCM đang thiếu hụt lao động trầm trọng từ giữa năm nay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.