Những ai dễ bị đau tim khi trời quá lạnh, làm gì để ngăn chặn?

Thiên Lan
Thiên Lan
30/12/2022 00:08 GMT+7

Thời tiết lạnh giá của mùa đông không chỉ gây ra các bệnh về hô hấp, đau khớp mà còn làm gia tăng các ca đau tim.

Theo nhiều nghiên cứu, các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, các vấn đề về tim mạch, rối loạn nhịp tim và rối loạn sức khỏe gia tăng trong mùa đông khi nhiệt độ giảm đột ngột.

Những ai dễ gặp cơn đau tim nhất?

Tiến sĩ Praveen Kulkarni, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Global (Ấn Độ), tiết lộ: Những người hút thuốc, lười vận động, huyết áp cao hoặc cholesterol cao có nguy cơ bị đau tim trong mùa đông.

Thời tiết lạnh giá của mùa đông là thời điểm gia tăng các ca đau tim

Shutterstock

Nguyên nhân là do khi nhiệt độ bên ngoài lạnh, hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể sẽ được kích hoạt dẫn đến các mạch máu bị thu hẹp. Khi huyết áp đột ngột tăng cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể và sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, một số người có thể bị hạ thân nhiệt, điều này có thể gây tổn thương các mạch máu của tim dẫn đến cơn đau tim.

Các triệu chứng của cơn đau tim là đau ngực, buồn nôn, nôn, chóng mặt và mệt mỏi. Đừng bỏ qua những dấu hiệu này và hãy đi bác sĩ khám kịp thời, theo Health.

Làm thế nào để ngăn chặn cơn đau tim trong mùa đông

Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây của tiến sĩ Praveen Kulkarni:

Mặc đủ ấm: Mặc quần áo nhiều lớp phù hợp với thời tiết lạnh, nên đội mũ, đeo găng tay và mặc áo len.

Lựa chọn một chế độ ăn uống cân bằng giúp giảm nguy cơ đau tim

Shutterstock

Tập thể dục hằng ngày: Điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, điều hòa thân nhiệt và giữ dáng. Tập thể dục theo lời khuyên của bác sĩ, nên tập trong nhà nếu thời tiết quá lạnh.

Theo dõi huyết áp: Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ đau tim.

Ăn uống cân bằng: Ăn nhiều trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng, rau bó xôi, cà rốt và bông cải xanh. Ăn súp để giữ ấm. Tránh đồ cay, nhiều dầu mỡ và đồ hộp.

Khám tim định kỳ: Khám tim định kỳ 6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ.

Tránh uống rượu: Tránh uống quá nhiều rượu.

Hồi sức tim phổi (CPR): Tìm hiểu về kỹ thuật CPR có thể giúp bạn cứu sống một người bị đau tim, theo Health.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.