TP.HCM vừa được
Bộ Y tế đồng ý chủ trương cách ly F0 tại nhà, và TP cũng đã có hướng dẫn về điều này. Một số người
hàng xóm của F0 lo sợ F0 cách ly tại nhà sẽ lây sang nhà mình qua cửa thông gió nên bít cửa thông gió.
Những lời khuyên dành cho F0 mắc Covid-19 cách ly tại nhà
|
F0 được cách ly tại nhà phải làm gì?
“Nếu bạn là F0 được cách ly tại nhà, đó là điều may mắn nhưng phải tuân thủ hướng dẫn. Phải tuyệt đối không được ra khỏi nhà khi chưa có sự cho phép của người quản lý. Thường phải xét nghiệm âm tính vài lần; và ngày 14 mới cần xét nghiệm”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm khuyến cáo.
Theo bác sĩ Khanh, điều quan trọng
F0 cách ly tại nhà không để lây cho các thành viên khác trong gia đình. Nếu trong nhà có người nguy cơ bệnh sẽ nặng thì chuyển người này đi nơi khác hay không nên cách ly tại nhà. Do đó, F0 cần:
Giữ khoảng cách với người trong nhà ít nhất 2 m, không ăn chung, không ngủ chung, không nghỉ ngơi sinh hoạt chung. Khi tiếp tế phải giữ khoảng cách và cả 2 cùng mang khẩu trang và tấm che giọt bắn
Ở một mình trong phòng thì không cần thiết luôn mang khẩu trang.
Làm vệ sinh bề mặt nơi ngồi làm việc, phòng ốc phải thông thoáng.
Ăn sạch, uống sạch rất quan trọng để không bị nhiễm thêm tác nhân gây bệnh khác.
Nhà vệ sinh phải thật sạch vì nơi này là ổ tác nhân gây bệnh khác. Khi đi vệ sinh phải mang khẩu trang, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh
Uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, cố gắng vận động dù không gian hẹp.
Tham vấn
sức khỏe ngành y tế khi có bất cứ lo lắng gì.
Bộ Y tế yêu cầu không tiêm trộn vắc xin Moderna với vắc xin Covid-19 khác
|
Đừng để tâm chuyện hàng xóm kỳ thị
Ngoài ra, theo bác sĩ Khanh, các nhà xung quanh của F0 cần bình tĩnh, đừng quá lo lắng khi có hàng xóm là F0. Đồng thời nếu bạn là F0, nên bình tĩnh nghỉ ngơi, trị bệnh; đừng quá chú tâm đến chuyện hàng xóm xầm xì.
Đã có trường hợp hàng xóm F0 lo sợ đã bít cả cửa thông gió là không cần thiết.
Ngoài ra, đã có hiện tượng một số người kỳ thị hàng xóm là nhân viên y tế tham gia chống dịch. Không ai có thể lây cho người khác nếu không tiếp xúc trực tiếp và không phòng hộ đảm bảo; chỉ có thể lây khi cùng phòng kín máy lạnh nên sự kỳ thị này là vô lý.
Vắc xin Covid-19 nào được Bộ Y tế cho phép tiêm trộn?
|
Thí điểm cách ly F0 tại nhà là nhân viên y tế
Về cách ly, điều trị F0 không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn: Nếu xét nghiệm RT-PCR ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng vi rút thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.
Triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với trường hợp không triệu chứng. Cho thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1, tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hằng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định. Các trường hợp F0 này phải được giám sát của cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống lây nhiễm...
Theo Sở Y tế, y tế địa phương phải tổ chức đội theo dõi hằng ngày đối với F0 tại nhà, tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin khi F0 tại nhà xuất hiện triệu chứng và khẩn trương đưa vào bệnh viện điều trị. Còn F1 cách ly tại nhà được theo dõi tại nhà và thực hiện xét nghiệm RT-PCR theo quy định như cách ly tập trung.
|
Bình luận (0)