Nhà nghiên cứu Shaul Shalvi từ Trường đại học Amsterdam (Hà Lan), Ori Eldar và Yoella Bereby-Meyer từ Trường đại học Ben-Gurion (Israel) tiến hành nghiên cứu tìm hiểu lý do khiến con người nói dối.
Đối tượng nghiên cứu là 70 người trưởng thành. Các nhà khoa học yêu cầu những người này gieo súc sắc 3 lần. Kết quả của 3 lần gieo súc sắc này không được cho các nhà khoa học biết.
Các đối tượng được yêu cầu cho biết kết quả của lần đầu tiên họ gieo súc sắc. Nếu kết quả càng cao thì họ càng có được nhiều tiền.
|
Sau đó, họ được yêu cầu cho biết kết quả của lần gieo súc sắc thứ hai và thứ ba. Một số người buộc phải có câu trả lời trong khoảng thời gian 20 giây. Trong khi đó, một số người khác có nhiều thời gian hơn để trả lời câu hỏi.
Để xác định liệu người được hỏi có nói dối về kết quả gieo súc sắc hay không, các nhà khoa học so sánh phản ứng của họ với phản ứng của những người được cho là không gian lận.
Các nhà khoa học nhận thấy, những người có ít thời gian để suy nghĩ hơn thì dễ nói dối hơn. Nếu không phải lo lắng về thời gian, con người chỉ nói dối khi họ có lý lẽ để biện minh cho việc làm đó của mình.
“Nghiên cứu cho thấy, trong môi trường kinh doanh hay quản lý nhân sự, để khuyến khích con người có hành vi chân thực thì nên cho họ có đủ thời gian để suy nghĩ”, Shaul Shalvi nói.
"Con người thường biết nói dối là sai, họ chỉ cần thời gian để làm điều đúng đắn mà thôi", ông phát biểu thêm.
Công trình nghiên cứu được đăng tải trên Psychological Science.
Đức Trí
>> Nói dối không có lợi cho sức khỏe
>> Khi con trẻ nói dối
>> Lời nói dối
>> Dạy con không nói dối
>> Nói dối hay nói thật?
>> Phát hiện nói dối bằng chữ viết
>> Tạ Duy Anh: Không nói dối đã là lương thiện...
>> 10 câu nói dối được... bỏ qua
>> Làm sao để trẻ không nói dối?
>> ADN không nói dối, nhưng có thể nói sai
>> Những lời nói dối đáng yêu
>> Sự thật về kẻ nói dối
Bình luận (0)