Tự động phát
Trong tiệm tạp hóa Gloria Molina ở Manila (Phillipines), những món hàng như kem đánh răng, cà phê hòa tan và nước giặt đều chỉ be bé xinh xinh.
Một chai dầu gội thông thường có giá khoảng 2 USD, còn một gói dầu gội nhỏ bằng lòng bàn tay có giá khoảng 50 xu. Dù gói nhỏ chứa lượng xà bông chưa đến 1/10 chai dầu gội, nhưng đối với người thu nhập thấp khắp Đông Nam Á và trên toàn thế giới, đây vẫn là lựa chọn tốt hơn.
“Đây là những sản phẩm chúng tôi thường bị cháy hàng. Như bạn có thể thấy, có rất nhiều kiểu hàng, chúng tôi có bánh quy, cà phê, kẹo và bánh mì. Những gói hàng nhỏ dễ bán hơn nhiều so với các loại bao bì khác như là chai lớn, vì đó là thứ mà người nghèo có thể mua được”, chủ tiệm tạp hóa Gloria Molina cho biết.
Theo nghiên cứu của Liên minh Toàn cầu về Các Giải pháp Thay thế, 163 triệu gói hàng nhỏ được sử dụng mỗi ngày ở Philippines.
Tuy nhiên, các gói hàng này được làm từ nhựa và nhôm, là những vật liệu không thể tái chế hay phân hủy sinh học. Chúng sẽ bị cuốn ra biển trong các dòng sông đầy rác chảy qua các thành phố đông đúc như Manila.
Một báo cáo của Đại học Oxford xếp Philippines ở vị trí số một trong số các quốc gia xả rác thải nhựa ra đại dương.
Philippines đối mặt với tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng |
reuters |
Andrea Gonzaga, một người dân trong nước đã bắt đầu tránh xa hoàn toàn các món đồ ăn vặt.
“Tôi hiểu sự tiện lợi của việc sử dụng những thứ dùng một lần vì chúng đã có sẵn, đủ dùng. Nhưng rồi rốt cuộc thì nó thực sự ảnh hưởng đến môi trường. Mua hàng hóa cỡ lớn vẫn tiết kiệm chi phí hơn”, cô nói.
Luật cấm đồ nhựa dùng một lần đã được đưa lên Quốc hội Philippines. Tuy nhiên, việc này không có nhiều tiến triển dù nhiều nhóm môi trường đã kêu gọi thông qua luật.
Một dự luật khác yêu cầu các nhãn hàng tiêu dùng đóng góp chi phí thu gom và xử lý rác thải nhựa đã được phê duyệt và đang đợi được tổng thống Philippines kí thông qua.
Maria Rosario Garcia là một trong các giáo sư từ Đại học Santo Tomas thực hiện nghiên cứu về các thành phần xã hội, môi trường của ô nhiễm nhựa ở Vịnh Manila hồi năm 2021.
“Liên quan đến chính phủ và các nhà sản xuất, họ nên cải tiến bao bì bền vững cho các sản phẩm tiêu dùng, nhưng từng loại một thôi. Chứ họ không thể cùng lúc ngừng hoàn toàn sử dụng nhựa và tìm biện pháp thay thế”, nhà nghiên cứu này nêu giải pháp cho vấn đề.
Các công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng lớn thừa nhận rằng rác thải nhựa đang gây hại cho môi trường và khẳng định đang nghiên cứu giải pháp. Tuy nhiên, rác thải vẫn ngày càng chồng chất.
Các ý kiến chỉ trích cho rằng luật quản lý chất thải rắn có thiếu sót và được thực thi kém, khiến chính phủ và cộng đồng gặp khó khăn trong việc giải quyết khủng hoảng ô nhiễm gói hàng nhỏ.
Ở Bali, rác nhựa của người này có thể trở thành thức ăn cho người khác |
Bình luận (0)