Giáo sư Ian Morgan (Đại học Quốc gia Úc), cũng là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu mới, cho hay tỉ lệ này ở Đông Á trước đó chỉ 20-30%.
Các nhà nghiên cứu nói rằng tỉ lệ tăng bất thường trong vấn đề cận thị là do học sinh học quá nhiều ở trường nhưng thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
Giáo sư Morgan lập luận rằng nhiều trẻ ở Đông Á học hàng giờ ở trường rồi phải làm bài tập ở nhà, khiến mắt bị áp lực.
Tuy nhiên, nếu các em có thể tiếp xúc ánh sáng tự nhiên từ 2 đến 3 giờ có thể giúp mắt cân bằng và khỏe mạnh.
Các nhà khoa học lý giải rằng khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời, mắt sẽ được kích thích sản sinh ra một chất được gọi là dopamine, vốn giúp nhãn cầu không bị dài ra.
Theo giáo sư Morgan, vấn đề đáng quan ngại là số học bị cận thị nặng ở Đông Á chiếm tới 10-20%, vì chúng có thể bị dị tật về mắt, thậm chí bị mù.
“Những học sinh này đang gặp nguy cơ đáng kể. Đôi khi các em không được cảnh báo và chỉ được cho đeo kính nặng độ hơn. Các em cần được cảnh báo về nguy cơ cận thị nặng và được bác sĩ nhãn khoa hỗ trợ”, giáo sư Morgan nhấn mạnh.
Ông Morgan nói rằng cận thị có thể do yếu tố di truyền, nhưng đó không phải là yếu tố chính.
Các thành phố lớn có tỉ lệ học sinh cận thị cao, trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu này, chủ yếu ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, và Singapore.
Văn Khoa
>> Học sinh trước nguy cơ mù lòa
>> Giữ cho mắt sáng ngời
>> Tế bào gốc chống “kẻ trộm thị giác”
>> Trà xanh - “thần dược” cho mắt
>> Phòng chống tật cận thị cho trẻ
>> Thực phẩm giúp bảo vệ mắt
Bình luận (0)