Ghi nhận tại thời điểm chốt phiên 1.6, giá dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 7.2012 tại Sở giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) ở mức 83,23 USD/thùng, giảm mạnh tới 3,3 USD/thùng, tương đương mức giảm 3,8% so với mức chốt phiên cuối cùng của tháng 5.2012.
Đây có thể xem là mức chốt phiên thấp nhất của giá dầu thô giao kỳ hạn tại New York kể từ phiên ngày 7.10 năm ngoái.
So với mức cao nhất của năm nay ghi nhận trong phiên ngày 24.2 vừa qua (109,77 USD/thùng), giá dầu tại NYMEX hiện đã giảm 24%. Riêng trong tuần này, giá dầu tại NYMEX đã giảm 8,4%, tuần giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 9.2011.
|
Đúng như dự đoán của Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Xê Út, giá dầu thô Brent đã để mất mốc 100 USD khá nhanh. Chốt phiên 1.6, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tại London giảm mạnh 3,44 USD/thùng, tương đương mức giảm 3,4% so với cuối tháng 5 vừa qua, xuống chỉ còn 98,43 USD/thùng, mức chốt phiên thấp nhất kể từ 27.1.2011.
Trong tuần này, giá dầu Brent đã giảm 7,9% và giảm 8,3% so với đầu năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường lao động của Mỹ và châu u đồng loạt công bố những thông tin bất lợi là nguyên nhân chính khiến giá dầu thô giảm rất sâu trong phiên giao dịch đầu tháng này.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố trong tháng 5 vừa qua đã có thêm 69.000 việc làm mới cho người lao động nước này. Con số này khiến giới đầu tư và các chuyên gia phân tích thất vọng nặng nề vì vừa thể hiện mức tăng thấp nhất trong vòng một năm qua, đồng thời không đạt được mức kỳ vọng thấp nhất của các chuyên gia. Trước đó, các chuyên gia đã đưa ra mức dự đoán số việc làm mới sẽ đạt từ 75.000 - 195.000.
Cùng lúc đó, cơ quan thống kê của Liên minh châu u (EU) công bố tỷ lệ thất nghiệp trong khối eurozone trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua đã đạt con số 11%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khối này kể từ khi được thống kê vào năm 1995. Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp tháng 3.2012 được dự đoán chỉ ở mức 10,9%.
Tỷ lệ thất nghiệp cao tại châu u có nguyên nhân do cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này. Khởi nguồn từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland, Bồ Đào Nhà, Tây Ban Nha và Ý. Cuộc khủng hoảng nợ tại châu u đã và đang làm giảm tốc độ phát triển kinh tế khu vực, đồng thời giảm đáng kể lực cầu trên thị trường dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố tăng trưởng GDP nước này chỉ đạt 1,9% trong ba tháng đầu năm 2012, đến lượt Trung Quốc công bố tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất nước này đang ở mức thấp nhất của châu Á, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực đồng tiền chung châu u cũng giảm xuống mức thất nhất trong vòng ba năm qua. Những thông tin này càng khiến giá dầu thô khó lòng hồi phục.
Chuyên gia môi giới hàng hóa Phil Streible thuộc RJO Future (Mỹ) phát biểu số liệu công bố trên quả thật là “tồi tệ” và rằng “giá dầu thô giảm là do tác động trực tiếp của sự phát triển kinh tế Mỹ nói riêng, kinh tế toàn cầu nói chung”.
Một khảo sát do Bloomberg tiến hành cho thấy nhiều chuyên gia dự đoán giá dầu sẽ tiếp tục giảm sâu trong tuần tới do ảnh hưởng của nợ công châu u.
Thu Hạnh
>> Giá dầu thô rơi tự do
>> Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh
>> Iran xây cảng dầu mới bên ngoài vịnh Persian
>> Đầu cơ “thổi” giá xăng dầu thế giới
>> Báo động tỷ lệ thất nghiệp ở eurozone
>> Các ngân hàng Tây Ban Nha sáp nhập vì nợ xấu
>> Thụy Sĩ, Anh lo eurozone sụp đổ
>> Thụy Sĩ lên kế hoạch đối phó khi EU tan rã
>> Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp rời EU?
Bình luận (0)