Khá nhiều người không hề biết rằng, suy nghĩ tiêu cực là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe ngày càng xuống dốc. Trang mindbodygreen, đã liệt kê 5 suy nghĩ mà ai hầu như ai cũng ít nhiều mắc phải
1. Bi quan
Bạn đã thực sự trung thực với bản thân? Trả lời được câu hỏi này e không đơn giản vì đôi lúc có những chuyện không mong đợi xảy đến khiến bạn khó kìm nén và những ý nghĩ bi quan có cơ hội hình thành.
|
Thường thì, hoạt động của não bộ diễn ra liên tục trong ngày, kể cả khi chúng ta ngủ. Mỗi suy nghĩ diễn ra trong đầu đều cần tới rất nhiều hoạt động của các tế bào não và các khu vực thần kinh trong não.
Những người hay lo lắng, suy tư hay có ý nghĩ tiêu cực sẽ khiến hệ thần kinh bị “vạ lây”, từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thể chất. Điều này giải thích được lý do vì sao những người bị chứng trầm cảm hay stress, sức khỏe thường kém, hệ miễn dịch suy giảm.
2. So sánh mình với người khác
Điều này là lẽ tự nhiên của mỗi người, nhưng nếu bỏ được thói quen ấy, bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Chẳng hạn khi nhìn thấy một người nào đó có nhiều ưu điểm nổi bật, lập tức trong đầu của không ít người xuất hiện ngay ý nghĩ so sánh bản thân mình với người đó.
Chính việc so sánh ấy đã làm tổn thương họ, bởi mỗi người sinh ra trên đời này đều có những nét độc đáo riêng, nếu cứ mãi so sánh mình với người khác, chúng ta sẽ đánh mất bản thân lúc nào không hay.
Để dập tắt ý nghĩ so sánh, khi bạn cảm thấy nó vừa manh mún, hãy nhắm mắt lại và thì thầm: “Mình tuyệt vời, mình yêu bản thân mình vô cùng, không ai có thể tuyệt hơn mình”
3. Luôn nghĩ đến thất bại trong quá khứ
Những người luôn cảm thấy tức giận, hối tiếc hay cay đắng khi nhớ lại những chuyện không vui đã qua rất dễ mắc bệnh (trầm cảm, tăng cân) và khả năng chịu đau rất kém.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá khứ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hiện tại của bản thân. Những người hạnh phúc nhất và khỏe nhất là những người biết rút kinh nghiệm từ quá khứ, hướng tới tương lai nhưng không quên trân trọng cuộc sống ở hiện tại.
4. Kỳ vọng quá nhiều
Chớ đặt quá nhiều kỳ vọng vào một việc gì đó, bởi nếu chẳng may sự việc không diễn ra như mong đợi, cảm giác lo âu, buồn bã sẽ vây lấy, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh trầm cảm.
Khi bắt tay vào thực hiện công việc, luôn dự trù nhiều phương án để dễ dàng đối phó khi có tình huống xảy ra. Đây cũng là cách giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự tự tin và niềm lạc quan trong cuộc sống.
5. Kìm nén cảm xúc
Cảm xúc bị dồn nén có thể làm phát sinh bệnh tật vì khi chúng không được giải tỏa sẽ khiến tâm trí và cơ thể căng thẳng, phát sinh cảm giác khó chịu, cáu gắt, giận dữ. Hệ thống miễn dịch có mối quan hệ chặt chẽ với trạng thái cảm xúc của con người thông qua các neuropeptide (các chuỗi phân tử protein được các tế bào thần kinh sử dụng để giao tiếp với nhau) và những chất hóa học phức tạp đóng vai trò kết nối tâm trí và cơ thể.
Khi tâm trí chịu áp lực và mệt mỏi, nó khiến cơ thể giảm bớt năng lượng dùng để chống lại bệnh tật; và hậu quả là khả năng miễn nhiễm của cơ thể giảm đi rất nhiều, từ đó bệnh tật có cơ hội tấn công. Thấu hiểu những cảm xúc của mình, bạn có thể dễ dàng vượt qua được những khó khăn trước mắt và tránh những điều tương tự trong tương lai.
Ngọc Khuê
>> Khi người ta bế cảm xúc
>> Bộc lộ cảm xúc giúp sống thọ hơn
>> Hạnh phúc gia tăng theo tuổi tác
>> Càng hạnh phúc, càng dễ tăng cân
>> Tốt bụng sẽ sống hạnh phúc
>> Hạnh phúc không bỗng dưng đến
>> Bí quyết sống khỏe ở người già
Bình luận (0)