>> Dự thảo luật Cư trú: Có thể thông báo lưu trú qua mạng, điện thoại
>> Thực hiện Luật Cư trú tại TP.HCM: Đã có hơn 58.000 trường hợp được nhập hộ khẩu
>> Đà Nẵng: Hơn 1.200 người đã được nhập khẩu theo Luật cư trú
>> Đăng ký hộ khẩu theo Luật Cư trú: Dân "chết" vì quy hoạch treo!
>> Giao lưu trực tuyến về Luật Cư trú
Theo ĐB Ngô Thị Minh, thời gian qua, tình trạng nhiều nhà hàng, khách sạn, hộ gia đình... sử dụng lao động trẻ em và người chưa thành niên làm ô sin (người giúp việc nhà - PV) trái pháp luật, không khai báo tạm trú, không có hợp đồng lao động, không có giấy ủy quyền của gia đình hoặc người giám hộ diễn ra phổ biến và phức tạp ở nhiều nơi.
Bà Minh dẫn ra nhiều ví dụ, giai đoạn 2008 - 2010 cả nước có gần 4.000 vụ bạo lực trẻ em, mỗi năm cả nước xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em... để cho thấy đang có xu hướng ngày càng có nhiều trẻ em từ vùng nông thôn, miền núi đến thành phố để kiếm việc làm và bị bóc lột sức lao động, hoặc bị xâm hại.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách chế tài để bảo vệ trẻ em, tuy nhiên, tình trạng nói trên, theo ĐB Minh, là có sự bất cập của luật Cư trú hiện hành: thiếu các quy định cụ thể về quản lý người tạm trú, lưu trú đối với trẻ em chưa thành niên.
“Nhiều trường hợp cơ quan chức năng đến kiểm tra thì người sử dụng lao động nhận là con cháu trong gia đình”, ĐB Minh nói.
Từ thực trạng trên, vị ĐB này đề nghị bổ sung quy định về đăng ký tạm trú theo hướng trường hợp người chưa đủ 18 tuổi thì phải có ý kiến của người giám hộ hoặc văn bản chứng minh mối quan hệ gia đình giữa chủ hộ và người đăng ký tạm trú.
Bên cạnh đó, bà Minh cũng đề nghị bỏ quy định "thông báo lưu trú đối với người từ 14 tuổi trở lên" và thay bằng "bất cứ đối tượng nào thay đổi lưu trú cũng phải thông báo".
“Ngoài ra, tôi cũng đề nghị bổ sung khoản mới về trách nhiệm của cơ quan công an trong quản lý cư trú, xây dựng văn bản quy chế để được kiểm tra đột xuất tình trạng lưu trú, tạm trú ở các khách sạn, nhà hàng hoặc hộ gia đình, đối chiếu với thông tin khai báo và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đặc biệt là đối với trẻ em”, ĐB Minh đề xuất.
|
Trong phiên thảo luận sáng nay, ĐB Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung quy định đối với tình trạng có hộ khẩu ở thành phố nhưng “lách” về vùng nông thôn, miền núi để được hưởng ưu đãi về điểm trong các kỳ thi cử, tuyển sinh.
Nhiều ĐB bày tỏ sự nhất trí cao khi dự thảo đã đưa quyền tự chủ về cư trú cho chính quyền địa phương. ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng luật quy định quyền công dân được tự do cư trú cũng gắn với các quyền khác đảm bảo lợi ích hài hòa giữa lợi ích của cộng đồng và mỗi công dân.
Thái Sơn
>> Công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng
>> Thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
>> Thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
>> Từ 1.7.2007, áp dụng Luật Cư trú: Việc nhập khẩu đã dễ dàng hơn
>> Ngày thứ hai Luật Cư trú có hiệu lực: Bắt đầu "nóng" ở một số quận
>> Ngày đầu tiên Luật Cư trú có hiệu lực: Không khí triển khai vẫn chưa “nóng”
>> Dự án Luật Cư trú: Cấp hộ khẩu trong vòng 10 ngày
>> Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cư trú: Xóa bỏ những thủ tục hành chính "ăn theo" sổ hộ khẩu
Bình luận (0)