Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tìm thấy những
dấu hiệu tiềm năng của sự sống ngoài hành tinh ở Sao Kim. Theo thứ tự, Sao Kim là hành tinh thứ hai gần với Mặt Trời nhất có nhiệt độ bề mặt hơn 482 độ C. Nhưng hôm 14.9, các nhà khoa học nói đã phát hiện một lượng nhỏ khí trong
bầu khí quyển của sao Kim có thể đến từ các vi sinh vật bé tí.
Giáo sư Jane Greaves tại Đại học Cardiff ở South Wales cho biết bà thực sự bị choáng vì phát hiện này. “Tôi chỉ làm thí nghiệm cho vui thôi. Tôi thực sự không nghĩ rằng mình sẽ phát hiện được nó”, bà nói.
Các nhà khoa học đã xác nhận việc phát hiện ra các phân tử phosphine trong các đám mây cao của Sao Kim
|
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các đám mây axit của Sao Kim có chứa một loại khí được gọi là phosphine – mà trên Trái đất được những sinh vật cực nhỏ sống trong môi trường thiếu ôxy sản sinh ra. Điều này cho thấy vi sinh vật cũng có thể trú ngụ ở hàng xóm gần nhất của Trái đất và cung cấp một dấu hiệu hứa hẹn về
sự sống tiềm tàng ngoài Trái đất.
“Điều quan trọng về những gì chúng tôi tìm ra là sự hiện diện của khí phosphine trong các đám mây ở Sao Kim. Điều này nằm ngoài dự đoán bởi vì phosphine là một nguyên tử phốt pho và ba nguyên tử hydro (PH3) và thực sự có rất ít
hydro có sẵn trong khí quyển, nên chúng tôi nghĩ một quá trình đang tạo ra nó, và một trong các khả năng là các sinh vật nhỏ trôi nổi”, giáo sư Greaves chia sẻ.
Tàu vũ trụ Mariner 10 của NASA đã chụp được quang cảnh Sao Kim, hành tinh có kích thước gần bằng Trái đất, được bao bọc trong một lớp mây toàn cầu dày đặc, ngày 7.2.1974
|
Nhóm nghiên cứu lần đầu phát hiện phosphine qua
kính thiên văn ở Hawaii sau đó xác nhận bằng kính viễn vọng vô tuyến ở Chile. Họ cũng nghiên cứu các nguồn khí phi sinh học tiềm năng như núi lửa và thiên thạch, nhưng dường như không khả thi. Nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu liệu có sự sống ở
Sao Kim hay không, và nếu không thì là gì khác.
Bình luận (0)