Các cụ có câu “trai nuôi vợ đẻ gầy mòn” quả không sai. Bên cạnh những khó khăn thì việc chăm vợ đẻ lại cả là một trải nghiệm đặc biệt. Bởi có cùng nhau trải qua quãng thời gian vất vả đó thì mới thêm trân quý 2 chữ “gia đình” đầy thiêng liêng.
Vợ chồng tôi lấy nhau 10 năm chưa có con, mãi đến đầu năm 2017, chúng tôi thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo thì có “tin vui”. Tôi hạnh phúc khi được chăm sóc 2 mẹ con ngay từ khi trong bụng, ho vọng khi ra đời con gái tôi sẽ khỏe mạnh, bụ bẫm.
Thế nhưng, con gái tôi chào đời khi chỉ mới ở tuần thai thứ 34. Cuộc chiến chăm trẻ sinh non là cuộc giành giật từng giây từng phút. Con nặng có 2,4 kg, cơ thể con còn non yếu. Con phải tách mẹ nằm lồng ấp vì phổi chưa phát triển hết, cộng thêm cả viêm ruột, dạ dày bẩn, nguy hiểm hơn, con gái tôi còn bị xuất huyết não trong lúc sinh.
|
tin liên quan
Phụ nữ ở cữ làm mẹ - Kỳ 2: Được mẹ đẻ chăm là thanh xuân đẹp nhất!Xác định mình là trụ cột, tôi phải gồng mình gắng sức che chở cho hai mẹ con, vừa động viên viên vợ, vừa chạy đi chạy lại chăm sóc con mỗi lúc bác sĩ gọi. Mười ba ngày sau khi sinh, con vẫn chưa được ăn lấy một giọt sữa mẹ mà phải sống nhờ những chai dịch truyền dinh dưỡng.
Tới ngày thứ 15 sau sinh, khi con chụp cộng hưởng từ, bác sĩ chẩn đoán máu trong não con đã tan hoàn toàn. Sau 20 ngày dài nằm viện, con được về nhà trong niềm vui hân hoan của gia đình.
Tinh thần vợ tôi cũng dần ổn định, thế nhưng do suy nghĩ quá nhiều nên vợ tôi mất sữa hoàn toàn. Hễ ai mách món gì lợi sữa là tôi đều học cách nấu cho vợ ăn nhưng vợ đều không chịu ăn.
Trong thời gian ở cữ, vợ tôi kiêng khem quá đà, mặc dù khoa học đã chứng minh không cần phải quá kiêng cữ nhưng vợ tôi hoàn toàn không động đến bất cứ một thức ăn gì tanh như: cá, tôm, mặc dù tôi đã lựa loại tươi ngon nhất.
Món trường kì của vợ tôi là canh rau ngót và thịt băm xào nghệ. Vì vậy mà mọi nỗ lực “gọi” sữa về đều không thành, con phải ăn sữa công thức.
Con tôi cứ đến đêm lại có tật quấy khóc, hai vợ chồng thay nhau bế rong khắp nhà mà không tài nào dỗ được. Hai bên nội ngoại cũng đã già lại ở xa nên không nhờ vả được gì.
|
Về phía vợ tôi có lẽ vì quá áp lực vì sinh con thiếu tháng, con lại khó nuôi, sữa không có nên tâm trí của vợ vẫn không hoàn toàn trở lại bình thường. Vợ tôi trở nên hay cáu gắt bất thường, đặc biệt là mỗi khi con ốm cô ấy hoàn toàn không làm chủ được mình.
tin liên quan
Phụ nữ ở cữ làm mẹ - Kỳ 1: Đau đầu chuyện về ngoại hay ở với chồng?Con chỉ hơi sốt một tí là vợ tôi hoảng hốt, bất kể nửa đêm, vợ đều một mực đòi ôm con đi viện. Con tiêu chảy vợ cũng khóc, con sốt cũng khóc, con không chịu ăn cũng khóc, ăn được xong lại nôn trớ cũng khóc. Vợ tôi trở thành một người cực kì yếu đuối.
Tôi luôn phải động viên, chiều theo mọi ý kiến của vợ. Vì chỉ sợ trái ý một chút là vợ tôi sẽ lại khóc bù lu bù loa lên, cho rằng tôi là một người vô tâm, không thương vợ thương con.
Nhưng tôi hiểu, trong thâm tâm vợ chỉ vì quá thương con, lo lắng cho con mà trở thành như vậy. Nhìn vợ gầy mòn, xộc xệch mà tôi xót xa vô cùng.
Qua tháng cữ, tôi cũng cố gắng đưa hai mẹ con đi chơi cho khuây khỏa. Tôi hiểu liều thuốc tinh thần lớn nhất cho vợ chính là được nhìn thấy con gái lớn lên từng ngày, khỏe mạnh.
Rồi ngày đó cũng đến, ngoài ba tháng con ngoan hơn, hết khóc đêm. Vợ tôi sữa cũng đã về dần, tinh thần vợ chồng tôi ổn định hơn, nhìn con gái vui cười, tập lẫy, vợ chồng tôi dường như quên hết những tháng ngày vất vả vừa qua.
Bình luận (0)