Nâng cấp vắc xin Covid-19 đối phó biến thể Delta

10/07/2021 07:36 GMT+7

Các công ty dược đang đề nghị cho tiêm mũi thứ 3 và tập trung nâng cấp vắc xin để có thể đối phó với sự lây lan của biến thể Delta.

Biến thể Delta tiếp tục hoành hành, khiến nhiều nơi phải phong tỏa. Hôm qua, Hàn Quốc thông báo đưa mức giãn cách xã hội ở thủ đô Seoul lên mức nghiêm ngặt nhất từ ngày 12.7, CNN đưa tin. Úc cũng siết chặt phong tỏa ở Sydney do biến thể Delta lây lan nhanh. Tại Mỹ, Delta đã gây ra 51,7% ca mắc Covid-19 mới gần đây và vượt qua Alpha để trở thành biến thể chiếm ưu thế.
Trước tình hình đó, Công ty Pfizer ngày 8.7 thông báo sẽ xin phép nhà chức trách Mỹ, châu Âu và khu vực khác cấp phép cho mũi tiêm thứ 3 của mình và đối tác BioNTech, Reuters đưa tin.

Đông Nam Á trong tâm bão Covid-19 vì biến thể Delta

Pfizer dẫn lại dữ liệu từ Israel cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin có thể yếu đi sau 6 tháng để làm cơ sở đưa ra đề xuất trên. Thử nghiệm Pfizer đang tiến hành cũng cho thấy mũi thứ 3 giúp tăng tỷ lệ kháng thể lên 5 - 10 lần so với khi tiêm xong liều thứ 2. Do đó, Pfizer cho rằng mọi người cần tiêm thêm liều bổ sung sau 6 - 12 tháng.

Cuba công bố vắc xin Covid-19 thứ 2 của nước này

Reuters hôm qua đưa tin Cuba vừa có thêm vắc xin Covid-19 thứ 2 là Soberana 2 đạt hiệu quả trên 90%. Vắc xin Soberana 2 với hai mũi, được tiêm cùng với mũi tăng cường là Soberana Plus, đạt hiệu quả 91,2% trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Vắc xin này được sản xuất bởi Viện Finlay thuộc Tập đoàn dược phẩm sinh học BioCubaFarma.
Tháng trước Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên của nước này là Abdala đã chứng tỏ hiệu quả 92,28%. Vắc xin Abdala 3 mũi được tiêm cách quãng 2 tuần, trong khi các mũi Soberana 2 được tiêm cách nhau 4 tuần.
Các vắc xin Covid-19 hiệu quả trên 90% trên thế giới bao gồm Novavax, Moderna (Mỹ), Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức) và Sputnik V (Nga). Cuba cho hay nước này có 5 ứng viên vắc xin Covid-19, với Abdala và Soberana 2 dự kiến sẽ nhanh chóng được thông qua để sử dụng trong nước và gửi đến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để được chứng nhận.
Khánh An
Một số nước khác cũng đang cân nhắc cho tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ 3. Theo Bloomberg, Thái Lan có kế hoạch tiêm bổ sung AstraZeneca hoặc Pfizer cho nhân viên y tế đã được chủng ngừa 2 liều vắc xin Trung Quốc Sinovac. Indonesia tuần này kêu gọi tiêm liều thứ 3 cho nhân viên y tế sau khi một số người tử vong dù đã chủng ngừa đầy đủ 2 liều Sinovac hoặc AstraZeneca. Ngay cả Trung Quốc, nước tiêm đủ 2 liều cho hơn 1/3 dân số, cũng đang nghiên cứu lợi ích của việc tiêm nhắc lại.
Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ và giới chuyên gia cho rằng hiện người dân không cần tiêm mũi thứ 3. Sau thông báo của Pfizer, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và CDC Mỹ cho biết họ “sẵn sàng cho liều thứ 3 nếu và khi khoa học thể hiện rằng điều đó là cần thiết”.
Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho rằng còn thiếu dữ liệu để khuyến cáo tiêm mũi thứ 3 và mũi tiêm này không cần thiết vì nhiều người trên thế giới vẫn chưa được chủng ngừa. Việc các nước giàu mua thêm vắc xin để tiêm nhắc lại sẽ càng khiến nguồn cung trên thế giới trở nên khan hiếm trong khi nước nghèo vẫn đang chật vật tìm vắc xin.
Bên cạnh đề nghị tiêm nhắc lại, các hãng dược cũng đang tìm cách đối phó với biến thể Delta. Pfizer/BioNTech hôm qua thông báo đang nghiên cứu nâng cấp vắc xin, The New York Times đưa tin. Họ không công bố chi tiết về loại vắc xin mới, nhưng cho biết thử nghiệm lâm sàng dự kiến bắt đầu vào tháng 8. Theo Đài NPR, Công ty Moderna cũng đang phát triển một loại vắc xin để tiêm nhắc lại. Sản phẩm này gồm hỗn hợp vắc xin Covid-19 đã được phê duyệt của Moderna và một loại vắc xin mRNA khác của công ty.

WHO "gắn cờ" Lambda, biến thể Covid-19 mới đang gây lo ngại

Delta đang là tâm điểm chú ý, nhưng thế giới sẽ có thể phải đối mặt với nhiều biến thể Covid-19 khác có sức tàn phá mạnh hơn, khiến việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng là rất quan trọng. Gần đây, biến thể Lambda lần đầu được phát hiện ở Peru cũng được quan tâm. Giới chức Peru cho biết Lambda gây ra 81% ca mắc Covid-19 ở đây tính từ tháng 4. Nghiên cứu do Đại học Chile tiến hành cũng phát hiện Lambda có khả năng lây lan nhanh và giảm tác dụng của vắc xin. Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng cần thêm nhiều bằng chứng và nghiên cứu để có thể kết luận bản chất của Lambda.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.