Giới trẻ Mỹ có xu hướng làm việc cho khối tư nhân khiến quân đội không thể tuyển đủ nhân tài, bao gồm các tân binh. Chính vì vậy, lực lượng vũ trang nước này phải áp dụng nhiều cách từ lập đội esport (thể thao điện tử) cho đến “dụ dỗ” cha mẹ.
Đủ cách chiêu mộ
Phấn đấu đạt chỉ tiêu 500.000 binh sĩ vào cuối thập niên này, quân đội Mỹ tung ra nhiều hình thức quảng cáo nhằm thu hút giới trẻ có kỹ năng và trình độ học vấn cao, và lập cả một đội esport riêng để thi đấu. Chẳng hạn do thiếu hụt phi công, không quân Mỹ phải tận dụng nhân vật trong phim bom tấn Captain Marvel để thu hút thanh niên nhập ngũ.
Trang Military.com dẫn lại quy định mới của quân đội Mỹ cho thấy các binh sĩ nước ngoài tham gia chương trình huấn luyện với hải quân và thủy quân Lục chiến sẽ bị cấm mua và mang vũ khí cá nhân vào các căn cứ của Mỹ.
Theo quy định mới, binh sĩ nước ngoài có thời hạn từ ngày 15.4 - 1.5 để ký vào bản cam kết không mua và mang vũ khí cá nhân vào các căn cứ của Mỹ; các thành viên gia đình trên 18 tuổi đi cùng cũng phải ký tên cam kết. Nếu không tuân thủ, binh sĩ nước ngoài cùng người thân sẽ bị hủy thị thực. Quy định mới được ban hành sau vụ binh sĩ Mohammed Saeed Alshamrani của không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út xả súng trong căn cứ tại bang Florida, khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng hồi tháng 12.2019. |
Một quảng cáo khác cho thấy người mẹ cùng con trai cầm súng ở một đất nước xa xôi. “Con có thực sự muốn làm điều này không?”, người mẹ hỏi con trai rồi đá sập cánh cửa, xông vào một tòa nhà và nổ súng.
Những biện pháp trên được đưa ra sau khi quân đội Mỹ không đạt chỉ tiêu chiêu mộ tân binh trong tài khóa 2018, cụ thể là dưới 70.000 so với mục tiêu 76.500 (vốn đã giảm từ 80.000 người). Lực lượng quân sự Mỹ phải giảm chỉ tiêu trong tài khóa 2019 xuống còn 68.000 tân binh.
Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rất khó thu hút giới trẻ theo đuổi con đường binh nghiệp. Khảo sát gần đây của quân đội Mỹ cho thấy chỉ dưới 30% thanh niên Mỹ đáp ứng tiêu chuẩn thể chất để nhập ngũ vì tình trạng sức khỏe, nhất là bệnh béo phì và các lý do khác.
Không đủ lính phục vụ trên tàu chiến
Tình hình thiếu tân binh có kỹ năng trở nên cấp bách nhất đối với lực lượng hải quân. “Làm sao chúng ta có thể đảm bảo năng lực tham chiến nếu không có đủ 300 người cho một chiến hạm?”, Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly mới đây chia sẻ trong diễn đàn tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, theo trang Business Insider.
Ông Modly cho biết thêm quân đội cần những người trẻ có năng lực cao, kỹ năng tốt, được đào tạo bài bản để đảm nhận nhiều nhiệm vụ có tính chuyên môn cao, từ vận hành các trang thiết bị vũ khí công nghệ tiên tiến cho đến tàu chiến.
Trước tình cảnh khó khăn về nhân lực, ông Modly cho rằng hải quân Mỹ có thể phải chuyển hướng sang tập trung vào hạm đội tàu hộ vệ, tàu khu trục nhỏ trong tương lai. Hiện lực lượng này muốn tàu hộ vệ thế hệ mới có thể hoạt động trong môi trường ngoài khơi lẫn cận bờ, thực hiện được nhiều nhiệm vụ bao gồm thu thập thông tin, tác chiến trên không, chống tàu ngầm và chiến tranh điện tử.
“Tàu hộ vệ không cần nhiều thủy thủ đoàn”, ông Modly lưu ý, nhưng cũng nhấn mạnh thách thức lớn là thu hút nhân tài giữa lúc có quá nhiều cơ hội nghề nghiệp ở khối tư nhân.
Các tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry đã phục vụ hải quân Mỹ từ năm 1977 - 1989 và ngừng hoạt động từ năm 1994 - 2015. Đầu tháng 2.2020, lực lượng hải quân công bố kế hoạch hoàn thành thiết kế tàu hộ vệ thế hệ mới trong vòng 6 năm tới, theo trang Defense News. Dự kiến tàu hộ vệ thế hệ mới đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2026 và đến năm 2030 sẽ có 20 chiếc. Hiện vẫn chưa có bản thiết kế cụ thể nhưng hải quân Mỹ muốn chi phí đóng tàu hộ vệ thế hệ mới dưới 1 tỉ USD/chiếc và tổng chi phí cho 20 tàu là khoảng 19,81 tỉ USD.
Bình luận (0)