Robot với tên gọi là Baxter, có hai cánh tay cơ khí, mặt là màn hình cùng với các cảm biến giúp phân tích các mẫu vật, chuyển động mà nó quan sát được và phân định những khó khăn mà người già hoặc người khuyến tật có thể gặp phải.
Ví dụ, khi phát hiện người dùng gặp khó khăn trong việc chuyển động tay chân thì tức khắc robot xác định người dùng cần giúp đỡ. Hoặc khi nó xác định người dùng cảm thấy khó khăn trong việc mặc áo, nó sẽ tự điều chỉnh vị trí tiếp xúc và giúp người đó mặc áo.
Baxter lần đầu tiên được chế tạo năm 2011 bởi một công ty ở Mỹ. Sau đó nó trở nên phổ biến, đặc biệt là trong các trường đại học sử dụng robot để giảng dạy những kiến thức về công nghệ tự động cho sinh viên. Baxter đã trải qua các cuộc thử nghiệm ở châu Phi, giúp công nhân ở đây làm việc trên các băng chuyền trong nhà máy.
“Nhu cầu sử dụng công nghệ trong cuộc sống ngày càng tăng, cho phép người ta có thể sống độc lập với người khác nhờ những ứng dụng công nghệ thỏa mãn mong muốn cơ bản của chúng ta về quyền riêng tư”, Yianni Demiris, Giám đốc phòng thí nghiệm robot cá nhân tại Imperial, phát biểu.
Demiris cho biết trí tuệ nhân tạo - AI trở nên cần thiết trong các robot, nhờ đó chúng có thể tìm hiểu về sở thích và khả năng của những người mà chúng giúp đỡ, từ đó điều chỉnh sao cho “con người” hơn với người sử dụng và tối đa hóa lợi ích ứng dụng.
Các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy sự cần thiết chế tạo Baxter phiên bản mới sau khi xem số liệu thống kê về nhu cầu điều dưỡng viên và người cao tuổi. Không chỉ nước Anh mà nhiều quốc phát triển khác trên thế giới trong đó có Mỹ và Nhật, thiếu trầm trọng lực lượng này.
Để đảm bảo an toàn cho con người sử dụng, các nhà nghiên cứu cho biết vẫn đang tiếp tục hoàn thiện Baxter, đặc biệt là ngón tay được thiết kế “in 3D” sao cho linh hoạt hơn, có thể thực hiện những cử động phức tạp như ngón tay của người.
Bình luận (0)