Trái đất luôn trong trạng thái “gồng mình” chịu trận trước những tia phóng xạ từ vũ trụ, trong đó chứa hạt proton và hạt hạ nguyên tử khác.
Những hạt này va chạm với tầng bình lưu và phản ứng với nitrogen để tạo ra đồng vị Carbon-14, sau đó được hấp thu vào sinh quyển.
|
Nhóm chuyên gia do Fusa Miyake tại Đại học Nagoya (Nhật Bản) dẫn đầu đã phát hiện tình trạng đột biến trong lượng Carbon-14 khi phân tích vòng cây ở tuyết tùng.
Kết quả phân tích hai cây tuyết tùng lâu năm đã tìm thấy mức tăng đột biến của Carbon-14, đồng vị xuất phát từ phóng xạ vũ trụ, trong giai đoạn từ năm 774 - 775, theo báo cáo trên chuyên san Nature.
Một trong những nguồn tia vũ trụ xuất phát từ mặt trời, phụ thuộc vào hoạt động theo chu kỳ Schwabe.
Tuy nhiên, đợt tấn công bí ẩn trong giai đoạn kể trên không do mặt trời gây ra, một phần do mức độ công kích mạnh hơn bất cứ cơn bão mặt trời nào từng được ghi nhận.
Các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy sự liên hệ nào giữa các hoạt động trong không gian gần trái đất với sự kiện bí ẩn trên, sau khi loại trừ các khả năng xảy ra vụ nổ sao băng vào thời điểm đó.
Hạo Nhiên
>> Cuộc chạm trán của các ngân hà
>> Cơ hội cuối ngắm sao Kim đi ngang mặt trời
>> Tồn tại vật chất sống cơ bản trên sao Hỏa
>> Sứ mệnh đưa người lên tiểu hành tinh
Bình luận (0)