Việc được gắn mác Messi mới hay tiểu Messi là vinh dự, động lực nhưng cũng tạo áp lực rất lớn với các cầu thủ trong khu vực châu Á. Họ cũng thể hiện được phần nào khả năng trên sân cỏ.
|
Messi UAE - Omar Abdulrahman
Omar Abdulrahman sinh năm 1991, từng được cựu danh thủ Xavi của CLB Barcelona (Tây Ban Nha) ví von là “Messi của châu Á”. Năm 2013 anh lọt vào top 50 cầu thủ hay nhất của Goal. Tuy vậy, Omar Abdulrahman lại chưa bao giờ có ý định rời UAE sang châu Âu thi đấu giống như nhiều ngôi sao bóng đá châu Á khác. Lý do là anh có thu nhập cao ngất ngưỡng khoảng 98.000 USD/tuần (đã trừ thuế) khi chơi cho Al Hilal. Omar Abdulrahman chưa có bàn thắng nào từ khi chuyển sang chơi cho Al Jazira từ tháng 8.2019.
|
Messi Nhật Bản - Takefusa Kubo
Cầu thủ chạy cánh được Barcelona chọn từ năm 10 tuổi, đã chuyển từ quê hương Nhật Bản sang lò đào tạo danh tiếng La Masia (Tây Ban Nha). Mùa 2012-2013 cậu nhóc đã có 74 bàn thắng ở giải U.11. Kubo hứa hẹn sẽ có một tương lai tươi sáng tại Barca, nhưng đã rời đội bóng ở tuổi 13 vì câu lạc bộ bị kết tội vi phạm chính sách chuyển nhượng quốc tế của FIFA dành cho các cầu thủ dưới 18 tuổi.
Anh trở về Nhật Bản, gia nhập FC Tokyo năm 16 tuổi. Gây ấn tượng khi ra mắt đội tuyển quốc gia, Kubo trở lại Tây Ban Nha vào mùa hè năm ngoái. Anh từ chối sự quan tâm của Barca để ký hợp đồng với đại kình địch Real Madrid. Hiện tại tài năng trẻ này đang thi đấu cho Mallorca theo dạng cho mượn.
|
Messi Hàn Quốc - Lee Seung-woo
Giống như Kubo, Lee được gã khổng lồ La Liga ký hợp đồng từ nhỏ và anh cùng gia đình chuyển đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên anh chọn ở lại Barcelona mặc dù không thể thi đấu cho CLB cho đến năm 18 tuổi.
Lee Seung-woo xuất hiện lần đầu tiên cho Barcelona B vào tháng 3.2016 nhưng không thường xuyên được ra sân và rời đến Verona một năm sau đó. Anh trải qua hai mùa giải với đội bóng Ý trước khi lên đường đến Sint-Truiden (Bỉ) vào mùa hè năm ngoái. Gia nhập đội bóng Công Phượng từng đầu quân, Lee Seung-woo mới được ra sân 4 trận.
|
Messi Iran - Sardar Azmoun
Tiền đạo người Iran Sardar Azmoun cao 1m86, thuận chân phải và cũng không quá khéo léo. Thế nhưng người hâm mộ nước này vẫn đặt cho anh biệt hiệu “Mesi của Iran”. Điểm chung duy nhất có lẽ là sự chung thủy khi Sardar Azmoun giành toàn bộ sự nghiệp của mình cho CLB Zenit Saint Peterburg (Nga) giống như cách mà Messi đang đối đãi với Barca.
|
Messi Thái Lan - Chanathip
Chanathip Songkrasin sinh năm 1993, chỉ sở hữu chiều cao 1m58 nhưng bằng lối chơi đầy tinh quái và đậm chất kỹ thuật, anh được người hâm mộ trao tặng danh hiệu “Messi của Thái Lan” sau màn thể hiện xuất sắc tại AFF Cup 2014.
Sự nghiệp của cầu thủ này cũng thăng hoa giống như biệt danh mà mọi người dành tặng. Năm 2012 Chanathip gia nhập CLB BEC Tero Sasana, chơi 4 năm trước khi đến Muangthong United vào năm 2016.
Với những màn trình diễn ấn tượng, 1 bản hợp đồng xuất ngoại là điều tất yếu xảy đến. Chanathip chọn Consadole Sapporo ở J.League 1 theo dạng cho mượn vào năm 2017. Đây là đội bóng cũ của 1 huyền thoại Đông Nam Á khác là Lê Công Vinh. Chanathip chơi thăng hoa trong màu áo Consadole Sapporo, trở thành cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao nhất lịch sử của CLB này với 2,4 triệu USD.
|
Messi Việt Nam - Nguyễn Công Phượng
Với kỹ thuật điêu luyện, khả năng cầm bóng lắt léo qua nhiều cầu thủ, tiền đạo xứ Nghệ Nguyễn Công Phượng được không ít người ví von là Messi Việt Nam dù bản thân cầu thủ này không muốn được so sánh như thế.
Công Phượng có bước đi bài bản khi được đào tạo ở học viện HAGL-Arsenal-JMG rồi dần khẳng định tài nghệ ở U.19, U.23. tuyển quốc gia. Công Phượng cũng được cao cơ hội thử sức ở Nhật Bản trong màu áo CLB Mito HollyHock, Hàn Quốc trong màu áo CLB Incheon United rồi Bỉ trong màu áo Sint-Truiden.
Những chuyến xuất ngoại của Messi Việt Nam chưa như ý, cuối năm 2019, cầu thủ sinh năm 1995 quay về CLB TP.HCM, bước đầu tỏa sáng với những bàn thắng liên tiếp ở V-League lẫn AFC Cup.
Bình luận (0)