Trong 26 cầu thủ này hơn một nửa là các cầu thủ châu Phi (14 người), còn lại là các cầu thủ đến từ Nam Mỹ (8 người), châu Âu (2 người), châu Á (2 người). Còn nếu xét theo quốc gia thì Brazil và Nigeria là 2 quốc gia đóng góp nhiều cầu thủ nhập tịch nhất (6 người).
*4 cầu thủ nhập tịch từng được khoác áo ĐTQG
Năm 2008, HLV Henrique Calisto có quyết định lịch sử khi triệu tập một số cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển quốc gia. Đầu tiên là học trò ruột của ông ở Đồng Tâm Long An, thủ thành Phan Văn Santos. Thủ môn cao 1,98m đã mang đến sự đột phá về chuyên môn với các kỹ năng cản phá như một trung vệ, phát động tấn công, thậm chí đá phạt ghi bàn…Phan Văn Santos trở thành cầu thủ nhập tịch có số lần khoác áo ĐT Việt Nam nhiều nhất: 4 lần (trận giao hữu với Olympic Brazil và Cúp bóng đá TPHCM 2008)
|
Sau Phan Văn Santos, cánh cửa đội tuyển quốc gia còn chào đón thêm 3 cầu thủ nhập tịch trong năm 2009. Đó là Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max (trận giao hữu với CLB Olympiakos của Hy Lạp) và Huỳnh Kesley Alves (trận giao hữu với Kuwait)
*Giai đoạn hoàng kim
2008 - 2012 có thể nói là giai đoạn hoàng kim của các cầu thủ nhập tịch. Những cầu thủ như Trần Lê Martin, Phan Lê Issac, Đoàn Marcelo, Phan Văn Santos, Đoàn Văn Sakda, Đoàn Văn Nirut, Đinh Văn Ta, Nguyễn Hoàng Helio, Hoàng Vissai, Đinh Hoàng Max, Nguyễn Trung Sơn... được các đội bóng săn đón, tìm mọi cách để nhập tịch cho các cầu thủ này, sau đó là những bản hợp đồng với số tiền lót tay vô cùng lớn. Các đội bóng được coi là đại gia luôn tự hào khi sở hữu những ngoại binh chất lượng và 2 - 3 cầu thủ nhập tịch trong đội hình. Thậm chí có những thời điểm mà Bình Dương có thể đưa ra sân đội hình với 7 cầu thủ bao gồm cả ngoại binh lẫn cầu thủ nhập tịch.
|
|
|
*Giai đoạn thoái trào
Trong thời gian gần đây, xu thế sử dụng cầu thủ nhập tịch đang dần đi vào giai đoạn thoái trào. Số lượng cầu thủ nhập tịch ngày càng ít dần qua mỗi mùa giải. Từ 10 cầu thủ ở V-League 2017 xuống còn 8 cầu thủ ở V-League 2019 và 5 cầu thủ ở V-League 2020 là: Đỗ Merlo (Nam Định), Hoàng Vũ Samson (Thanh Hóa), Nguyễn Trung Đại Dương (Bình Dương), Hoàng Vissai (Hải Phòng) và Trần Trung Hiếu (Than Quảng Ninh)
|
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong những năm gần đây, các CLB Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến khâu đào tạo cầu thủ trẻ. V-League chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều tài năng trẻ từ các lò đào tạo của HAGL, PVF, Hà Nội…khiến các đội bóng không còn quá cần đến các cầu thủ nhập tịch như trước. Phong độ đi xuống (do tuổi tác) lại đòi hỏi lương cao và mức phí lót tay lớn đã khiến các cầu thủ nhập tịch không thể cạnh tranh được với những cầu thủ trẻ, có khả năng phát triển và cống hiến trong thời gian dài.
*Số phận thăng trầm của các cầu thủ nhập tịch
Sau khi giải nghệ, một số cầu thủ nhập tịch tiếp tục ở lại Việt Nam và tìm được công việc mới khá ổn định. Chẳng hạn như Đặng Amaobi hiện đang làm việc tại Trung tâm bóng đá của cựu cầu thủ CSG Lưu Ngọc Hùng, Phan Văn Santos chuyển sang công tác huấn luyện thủ môn ở TP.HCM, Huỳnh Kesley có vợ người Việt Nam và hiện đang đảm nhiệm vai trò môi giới cầu thủ Brazil cho các đội bóng Việt Nam. Hay như Nguyễn Van Bakel sau khi chia tay Thanh Hóa ở cuối mùa giải 2018 đã bắt tay vào một loạt công việc từ kinh doanh bất động sản, dự án đào tạo trẻ cho đến môi giới…
|
|
Tuy nhiên không phải cầu thủ nhập tịch nào cũng được suôn sẻ như vậy. Nguyễn Hoàng Tcheuko Minh (tên thật là Tcheuko Elmakoua Benoit) từng bị Công an thành phố Cần Thơ bắt giữ vì lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Còn cầu thủ nhập tịch Phan Lê Isaac dù nghỉ thi đấu đã lâu nhưng vẫn bị kẹt tại TPHCM, không thể trở về quê hương vì thiếu giấy tờ. Anh đang phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày khi bị cảnh nghèo khó và bệnh tật bủa vây.
Bình luận (0)