4 dấu hiệu 'tố cáo' quá trình trao đổi chất có vấn đề

05/12/2017 08:01 GMT+7

Quá trình trao đổi có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi quá trình này bị trục trặc thì cơ thể sẽ xuất hiện một loạt các vấn đề về sức khỏe.

Nếu một trong số các triệu chứng dưới đây xuất hiện thì rất có thể quá trình trao đổi chất của cơ thể đang gặp trục trặc.

tin liên quan

Rắc rối sức khỏe do thiếu vitamin K
Giống mọi dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin D, vitamin C, carbohydrate, protein..., vitamin K giữ một vị trí quan trọng trong cơ thể chúng ta.
1. Bạn thường xuyên bị mệt mỏi
Có rất nhiều thứ có thể khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chẳng hạn như cơ thể thiếu ngủ hoặc tập luyện quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình trao đổi chất của cơ thể đang chậm lại. Nguyên nhân là do cơ thể đang gặp khó khăn khi chuyển hóa dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng, chuyên gia dinh dưỡng Lisa Moskovitz, giám đốc tổ chức dinh dưỡng NY Nutrition Group (Mỹ), nói với Health24.
2. Da và tóc đột nhiên bị khô
Khi trao đổi chất có vấn đề, quá trình tái tạo tế bào và thay thế các tế bào già bằng các tế bào khỏe mạnh không thể diễn ra một cách nhanh chóng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức sống của da và tóc.

Quá trình trao đổi chất chậm lại sẽ khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy bị lạnh - Ảnh: Shutterstock

3. Thèm ngọt và thèm tinh bột
Đói thường xuyên là cách mà cơ thể đòi hỏi phải được nạp năng lượng. Nếu ăn, ngủ đầy đủ mà cơ thể vẫn có cảm giác thèm ăn thì tức là quá trình trao đổi chất đang chậm, khiến thực phẩm chậm được chuyển đổi thành năng lượng để vận hành cơ thể, bà Moskovitz cho biết.
4. Thường xuyên cảm thấy bị lạnh
Trao đổi chất giúp tạo ra nhiệt nên nếu quá trình này diễn ra chậm sẽ khiến cơ thể cảm thấy bị lạnh. Kết quả có thể khiến bạn phải mặc áo dày hơn hay đắp chăn dù nhiệt độ thay đổi không đáng kể, theo Health24.

tin liên quan

Ung thư tăng nhanh
Ung thư hiện là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất, điều trị phức tạp và chi phí lớn. Đáng lo ngại, số ca mắc mới ngày càng tăng cao, ước tính năm 2020 lên tới 200.000 ca.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.