Ăn uống kém lành mạnh gây chết người nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác

Thiên Lan
Thiên Lan
09/04/2019 01:12 GMT+7

Yếu tố nào gây ra nhiều cái chết trên khắp thế giới hơn tất cả, kể cả hút thuốc lá và huyết áp cao?

Đó là một chế độ ăn uống kém lành mạnh.
Một nghiên cứu mới đây khẳng định chế độ ăn kém lành mạnh là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hơn bất kỳ yếu tố rủi ro nào khác trên thế giới, ông Christopher Murray, Giám đốc Đại học Washington ở Mỹ cho biết, theo The Health Site.
Theo các báo cáo trên tạp chí Lancet của Anh, việc thiếu thực phẩm và chất dinh dưỡng lành mạnh dẫn đến 11 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Một chế độ ăn kém lành mạnh là chế độ ăn bao gồm ăn quá ít hoặc quá nhiều, không có đủ thực phẩm lành mạnh cơ thể cần mỗi ngày hoặc tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm và đồ uống chứa ít chất xơ hoặc nhiều chất béo, nhiều muối hoặc đường.
Ashkan Afshin, giáo sư trợ lý tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, đã phân tích chế độ ăn trên toàn cầu trong suốt 27 năm.
Nghiên cứu, được báo cáo trên tạp chí Lancet, đã phân tích dữ liệu từ 195 quốc gia và phát hiện ra rằng 1/5 số ca tử vong trên toàn cầu - tương đương với 11 triệu người, là do thiếu lượng thức ăn và chất dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt là thiếu ngũ cốc và trái cây.
Một con số bất ngờ là, so với 10 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch, 913.000 ca tử vong do ung thư và gần 339.000 ca tử vong do bệnh tiểu đường loại 2, lại có đến 11 triệu ca tử vong do chế độ ăn kém lành mạnh trên toàn cầu trong năm 2017.
Trong số 11 triệu ca tử vong do chế độ ăn kém lành mạnh này, chế độ ăn nhiều muối, ít ngũ cốc và ít trái cây chiếm một nửa, với 5 triệu ca tử vong.
Như vậy, dễ dàng thấy rằng, chế độ ăn uống kém lành mạnh chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, cao hơn cả số ca tử vong do bệnh tim mạch, cao gấp 12 lần số ca tử vong do ung thư, và gấp hơn 32 lần số ca tử vong do bệnh tiểu đường loại 2.
Lượng ngũ cốc nguyên hạt thấp, dưới 125 gram mỗi ngày, là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Pakistan, Nigeria, Nga, Ai Cập, Đức, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở Bangladesh, việc ăn ít trái cây, dưới 250 gram mỗi ngày, là nguy cơ tử vong hàng đầu liên quan đến chế độ ăn uống.
Năm 2017, các quốc gia có tỷ lệ tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, thấp nhất là Israel, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Andorra.
Xét về tỉ lệ tử vong thấp do chế độ ăn uống kém lành mạnh, thì Anh xếp thứ 23 với tỉ lệ tử vong là 1,27 phần ngàn; Mỹ xếp thứ 43 với tỉ lệ 1,71 phần ngàn; Ấn Độ xếp thứ 118 với tỉ lệ tử vong là 3,1 phần ngàn; Trung Quốc xếp thứ 140, với tỉ lệ tử vong là 3,5 phần ngàn.
Nhiều trường hợp tử vong là do chế độ ăn với lượng quá ít ngũ cốc, trái cây, các loại hạt và hạt mà thay vào đó là quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đồ uống có đường và thịt đỏ và thịt chế biến cao
Trong phân tích, được tài trợ bởi Quỹ Bill & Melinda Gates, Afshin và các đồng nghiệp đã xem xét 15 yếu tố nguy cơ về chế độ ăn uống và tác động của chúng đối với cái chết và khuyết tật. Hàm lượng cao của thịt đỏ và thịt chế biến không lành mạnh, đồ uống có đường, chất béo chuyển hóa và muối, tất cả đều được coi là nguy cơ cho sức khỏe.
Những thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, sữa, canxi, các loại hạt và hạt, chất xơ, đậu, a xít béo omega-3 từ hải sản, và chất béo không bão hòa đa, chất béo tốt cho cơ thể có trong cá hồi, dầu thực vật và một số loại hạt và hạt.
Ngoại trừ muối, là yếu tố rủi ro chính ở hầu hết các quốc gia, nghiên cứu đã phát hiện thịt đỏ và thịt chế biến, chất béo chuyển hóa và đồ uống có đường là những yếu tố rủi ro mà hầu hết quốc gia đều mắc phải.
Quy mô nghiên cứu lớn có nghĩa là những phát hiện này có liên quan đến tất cả mọi người, bất kể họ sống ở đâu, Andrew Reynold, một nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Otago ở New Zealand, cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.