Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Làm sao ngăn ngừa?

Thiên Lan
Thiên Lan
24/01/2019 12:07 GMT+7

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có lẽ là một trong những căn bệnh mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất.

Nó là một căn bệnh mạn tính, làm giảm các chức năng của các cơ quan trong cơ thể, và đối với trẻ em, nó thậm chí còn gây tác hại hơn.
Vì vậy, việc chăm sóc chế độ ăn uống cho trẻ là rất quan trọng.
Theo trang Kidshealth (Mỹ), một trong những yếu tố có liên quan nhiều nhất đến căn bệnh này là thừa cân. Phần lớn những người bị bệnh tiểu đường loại 2 là những người thừa cân hoặc béo phì. Chất béo dư thừa thúc đẩy kháng insulin, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Archy Worldys.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giảm cân càng nhiều thì lợi ích đối với phòng ngừa tiểu đường càng lớn.
Nghiên cứu cho thấy cứ giảm 1 kg thì nguy cơ mắc tiểu đường sẽ giảm 16%. Nếu duy trì trọng lượng ở mức hợp lý, có thể giảm đến 96% nguy cơ mắc tiểu đường.
Một trong những biện pháp khắc phục là chọn lựa thực phẩm và mặc dù bệnh tiểu đường loại 1 không thể ngăn ngừa được, nhưng có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường loại 2.
Sau đây là chế độ ăn mà cha mẹ cần chú ý để tránh cho trẻ phát triển căn bệnh này:

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo

Nhằm mục đích vừa phòng ngừa và chăm sóc bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo chủ yếu là chuyển hóa và bão hòa cần phải được hạn chế vì chúng có thể góp phần gây ra các vấn đề về tim mạch, theo Archy Worldys.

Không ăn mặn

Giống như thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm giàu natri có thể gây ra một số chứng bệnh khác như tăng huyết áp.
Ăn mặn tạo dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm gia tăng sự tiết xuất insulin và giảm thiểu khả năng mẫn cảm với insulin của tế bào. Từ đó, dẫn đến hiện tượng nồng độ đường trong máu tăng cao. Đồng thời cơ thể tạo ra chất béo từ đường và gom nhặt chất béo trong cơ thể, dẫn đến tăng cân, lại góp phần gây nên bệnh tiểu đường.
Đối với điều này, KidsHealth khuyên nên khống chế lượng muối ăn hằng ngày, theo Archy Worldys.

Hạn chế chất đường, bột

Thực phẩm chứa nhiều đường, bột có thể là một trong những yếu tố chính gây ra thừa cân, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đó là lý do tại sao nên hạn chế tiêu thụ những thứ này.
Vì vậy, cả nước ngọt và nước trái cây đóng hộp nên được tiêu thụ ít hơn hoặc cần loại khỏi chế độ ăn uống.
Thường xuyên uống nhiều nước lọc và sẽ giúp hạn chế các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất bảo quản và các thành phần gây tiểu đường khác.

Thức ăn nhanh

Hầu hết các loại thức ăn nhanh được sản xuất với lượng natri và đường cao có thể góp phần gây thừa cân.
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên tới 30%.

Ăn nhiều chất xơ

Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.

Cung cấp vitamin D

Vitamin D rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
Trẻ em được cung cấp đầy đủ vitamin D cũng giảm 78% nguy cơ mắc tiểu đường loại 1 so với những trẻ ít được bổ sung đủ vitamin D.
Có thể bổ sung vitamin D từ các loại cá béo, dầu ô liu. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm cũng rất có ích.
Ngoài chế độ ăn, điều quan trọng là trẻ phải hoạt động thể chất.
Ít hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy những người có lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 91%. Và hãy nhớ nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.