1. Khối u ở vú hoặc thay đổi cấu trúc da của vú. Mặc dù ung thư vú có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến hơn ở phụ nữ trung niên. Nguy cơ ung thư vú tăng lên khi bạn già đi. Theo dõi mọi sự thay đổi ở vú. Sự hiện diện của cục u hoặc da vùng vú hoặc núm vú thay đổi đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Phát hiện sớm ung thư giúp rút ngắn quá trình điều trị.
tin liên quan
Hãy dành vài phút để biết cách cứu người bị đột quỵ2. Nghiên cứu chỉ ra rằng cơ hội mang thai bắt đầu giảm vào giữa những năm 30 tuổi. Đó là do giảm tần suất rụng trứng, giảm dịch cổ tử cung, chất lượng trứng kém và tăng các vấn đề sức khỏe mãn tính.
Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết tố, khối u hoặc u nang có thể là những lý do tiềm tàng khiến bạn khó thụ thai.
3. Rụng tóc đột ngột là một trong những điều bạn nên chú ý khi ở độ tuổi 30. Thông thường mất từ 50 - 100 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên, rụng tóc quá mức do nang lông không phát triển có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Căng thẳng và sinh con là lý do chính khiến rụng tóc quá mức. Bên cạnh đó, thiếu chất sắt cũng gây rụng tóc.
tin liên quan
Sự thật về tình dục sau thời kỳ mãn kinhVì vậy ở độ tuổi 30, nên kiểm tra mức hemoglobin thường xuyên để xác định xem bạn có bị thiếu máu hay không, theo Boldsky. Rụng tóc cũng có thể do thiếu vitamin D. Mất cân bằng nội tiết tố (đôi khi do uống thuốc tránh thai gây ra) cũng dẫn đến rụng tóc nhiều.
4. Thừa cân, uống thuốc tránh thai hoặc liệu pháp nội tiết tố là những lý do khiến phụ nữ dễ bị huyết áp cao. Một số thuốc giảm cân và thuốc chống trầm cảm cũng dẫn đến các vấn đề huyết áp cao. Một phụ nữ có tiền sử huyết áp cao cũng phải đối mặt với các biến chứng trong thời gian mang thai và do đó sẽ cần theo dõi chặt chẽ. Nạp quá nhiều muối sau độ tuổi 30 cũng liên quan đến tăng huyết áp.
Căng thẳng cùng với thiếu hoạt động thể chất (nhất là ở dân văn phòng thường ngồi nhiều) dẫn đến tăng huyết áp, từ đó gây bệnh thận và suy thận. Tăng huyết áp, khi không được điều trị, làm tổn thương các mạch máu và các bộ lọc trong thận, khiến quá trình loại bỏ các chất thải từ cơ thể vô cùng khó khăn.
5. Bất ngờ tăng cân báo hiệu các vấn đề sức khỏe khác nhau. Cho dù bạn tập thể dục tốt như thế nào hoặc chế độ ăn uống ra sao, nếu bạn khó giảm cân trong thời gian dài thì có thể do mắc các bệnh như tuyến giáp, cholesterol, tiểu đường hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Điều quan trọng là ở độ tuổi 30, bạn nên kiểm tra tuyến giáp thường xuyên cùng với xét nghiệm cholesterol và tiểu đường. Phụ nữ bị PCOS có thể thấy việc giảm cân rất khó. Đây là một rối loạn nội tiết tố và phụ nữ bị PCOS có mức độ nội tiết tố nam cao cũng như kháng insulin. Những phụ nữ này còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch.
6. Ở độ tuổi 30, các vấn đề về tuyến giáp thường phổ biến, khiến bạn dễ bị mệt mỏi kéo dài. Dùng thuốc tuyến giáp thích hợp có thể giúp điều trị cơn mệt mỏi này. Thiếu máu và tiểu đường cũng gây mệt mỏi. Sau 30 tuổi, điều quan trọng là bạn phải thường xuyên tự kiểm tra tình trạng thiếu máu và lượng đường huyết.
7. Giảm thị lực. Một trong những lý do chính khiến thị lực bị ảnh hưởng sau 30 tuổi là thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu vitamin A, C, E và kẽm (có nhiều trong rau củ, thịt bò, hạt bí đỏ…) có thể khiến mắt mờ.
Các chất dinh dưỡng này rất cần thiết để làm chậm thoái hóa điểm vàng, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Những cơn đau nửa đầu thường xuyên ở tuổi 30 cũng có thể gây ra hàng loạt vấn đề liên quan đến thị lực.
Bình luận (0)