Tại Hội thảo Pháp lý cho condotel do Báo Thanh Niên tổ chức sáng 17.12, TS Huỳnh Phước Nghĩa - Phó trưởng Khoa Kinh doanh và Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, không nên đặt vấn đề này ra tại thời điểm này vì có vấn đề nghiêm trọng về luật pháp…
“Bản chất condotel ngay từ đầu có sự bất cân xứng thông tin giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp. Đặc biệt có nhiều thông tin còn bị ẩn như kỳ vọng về sở hữu condotel không được đặt ra”, TS Huỳnh Phước Nghĩa khẳng định.
Với cách tiếp cận đó, có 3 vấn đề liên quan đến condotel mà theo TS Nghĩa cần phải được chấn chỉnh, trước khi bàn đến vấn đề khác. Đó là phải sắp xếp lại khung pháp lý và truyền thông đến từng người. Thứ hai khẳng định quyền kinh doanh trên căn condotel và tính pháp lý trong quyền góp vốn mua condotel nhưng lại không có quyền mua bán sang tay kiếm lời. “Khái niệm về condotel không thể không có, condotel chắc chắn phải tồn tại, cần hành lang pháp lý rõ ràng. Đó là chưa nói trong tương lai, liên quan lĩnh vực bất động sản, có rất nhiều khái niệm mới xuất hiện nữa”, TS Nghĩa nhấn mạnh.
|
Ngoài ra, TS Nghĩa bổ sung, bản thân nhà đầu tư condotel phải có năng lực và “thương hiệu” liên quan condotel; hiểu và có khả năng quản lý chứ không chỉ đầu tư condotel rồi bỏ tiền thuê nhà quản lý là xong. Bởi việc này sẽ phát sinh thêm chi phí, sẽ khiến bài toán kinh doanh của condotel đang phụ thuộc vào đơn vị thứ 3 hay thứ 4… Đây cũng là biến số tiềm ẩn rủi ro với nhà đầu tư thứ cấp. Kinh doanh du lịch đang gặp khó, nhưng cam kết lợi nhuận khủng, nếu phát sinh tranh chấp khách hàng bị bất lợi nhiều hơn.
Trong tương lai, sản phẩm này sẽ được hình thành, độc đáo và đa sắc thái hơn, theo TS Nghĩa, thời điểm “lùm xùm” liên quan condotel hiện nay là cơ hội cho nhiều đối tượng. Đó là cơ hội cho cơ quan quản lý, cơ hội cho chủ đầu tư và cả cho nhà đầu tư thứ cấp.
Bình luận (0)