BCA Living là website mua sắm trực tuyến chuyên sâu về sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là trang thương mại điện tử kết hợp dịch vụ tư vấn 1 kèm 1 và chăm sóc 24/7 đầu tiên tại Việt Nam, nâng cao tương tác giữa người bán và người mua. Mục tiêu của dịch vụ tư vấn nhằm giúp khách hàng an tâm hơn khi mua sắm qua mạng. Bởi theo khảo sát, nỗi lo lắng thường xuyên của nhiều người tiêu dùng khi tham gia mua hàng trực tuyến hiện nay là không được tư vấn rõ ràng về chất lượng, công dụng...
|
Chia sẻ tại sự kiện, ông Lee Ho Jin- Giám đốc hãng mỹ phẩm Nacos & Es:Genic thuộc tập đoàn Coréana (Hàn Quốc)- cho rằng trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường mỹ phẩm nhập khẩu Việt Nam ngày càng đa dạng và sôi động khi ngày càng nhiều sản phẩm làm đẹp từ nhiều thương hiệu khác nhau tham gia vào thị trường. Nếu như năm 2016, số lượng người dân Việt Nam hoàn toàn không có thói quen trang điểm chiếm 24% dân số thì đến nay, chỉ số này giảm xuống chỉ còn 14%. Con số này cho thấy nhu cầu về mỹ phẩm tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và đây là thị trường tiềm năng đối với mọi doanh nghiệp trong ngành này.
Ngoài các cửa hàng trực tiếp, Việt Nam còn là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Thói quen mua sắm online của người Việt ngày càng thể hiện rõ. Đặc biệt trong lĩnh vực mỹ phẩm, có đến 57% người sử dụng mỹ phẩm đã từng mua sản phẩm trực tuyến, thông qua mạng xã hội và cả những kênh phân phối mỹ phẩm nhập khẩu. “Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tham gia mở rộng trong lĩnh vực thương mại điện tử và đó cũng là lý do công ty mở rộng hợp tác phân phối sản phẩm qua web BCA Living. Trang web này không phải là đơn vị tiên phong cho xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam nhưng tôi cho rằng triết lý kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm sẽ giúp các sả phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng hiệu quả nhất”, ông Lee Ho Jin nói.
Theo Báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á - Việt Nam 2019 (e-Conomy SEA 2019) do Google, Temasek và Bain&Company công bố đầu tháng 10.2019, nền kinh tế số Việt Nam ghi nhận đạt giá trị 12 tỉ USD năm 2019, bao gồm các lĩnh vực thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ. Như vậy từ mức có giá trị chỉ 3,8 tỉ USD vào năm 2015, đến nay kinh tế số của Việt Nam đã tăng hơn 3 lần. Trong đó, việc mua sắm trực tuyến đang dần dần phổ biến nhanh hơn.
Bình luận (0)