Giáo sư Donna Scarborough tại Đại học Miami (bang Ohio, Mỹ) cho biết có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta thường xuyên mắc nghẹn khi ăn các thức ăn đặc và dẻo, chẳng hạn như chuối hay khoai tây nghiền.
Nguyên nhân thứ nhất, nếu cha hoặc mẹ thường mắc nghẹn thì con cái cũng sẽ bị di truyền chứng này.
Nguyên nhân thứ hai, có những người đã phải chịu đau đớn vì thức ăn như mắc nghẹn thức ăn, tiêu chảy trầm trọng khi còn bé. Khi ấy, não sẽ ở trong tình trạng cảnh giác khi ăn, đặc biệt là khi ăn những loại thức ăn gần giống với loại thức ăn đã gây ra đau đớn ngày trước.
Cuối cùng, nguyên nhân có thể là do cha mẹ đã chọn sai thời điểm cho con làm quen với thức ăn đặc. Những trẻ làm quen với thức ăn đặc sau 7 tháng tuổi sẽ dễ mắc nghẹn hơn những trẻ khác.
Bởi lẽ, dạ dày của trẻ không thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn đặc cho đến khi trẻ được 4 hoặc 6 tháng tuổi. Do vậy, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với thức ăn đặc trong khoảng thời gian này, tức từ 4 đến 6 tháng tuổi.
Sau thời gian này, trẻ rất dễ gặp rắc rối với thức ăn đặc và sẽ thường xuyên mắc nghẹn.
Đức Trí
>> Suýt chết vì mắc nghẹn thịt bò
>> Ngừa mắc nghẹn ở trẻ
>> Đào tạo bác sĩ dinh dưỡng
>> Dinh dưỡng phòng bệnh trong thai kỳ
>> Tặng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng
>> Khoa học dinh dưỡng - Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho cả nhà
>> Sữa của mẹ nghèo nhiều dinh dưỡng hơn cho con gái
Bình luận (0)