Tại sao làm đủ cách mà vẫn tăng cân?

Thiên Lan
Thiên Lan
22/05/2019 11:08 GMT+7

Một lúc nào đó, tự nhiên cơ thể bạn phát phì và bạn luôn cảm thấy xấu hổ vì vòng eo của mình.

Bạn quyết định giảm cân, nhưng những nỗ lực của bạn đều không đem lại kết quả, bạn cố gắng tập luyện nhiều, ăn rất ít, nhưng “chỉ hít không khí” mà vẫn tăng cân, theo The Epoch Times.

Điều gì đang thực sự xảy ra?

Có thể là bạn đã mất cân bằng tiềm ẩn ở đâu đó trong cơ thể, làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.

Có một số chứng bệnh gây tăng cân, bạn có biết không?

Sau đây là một vài lý do có thể khiến bạn không thể đạt được mục tiêu giảm cân của mình:

1.  Rối loạn tuyến giáp

Quá nhiều estrogen và dư thừa progesterone có thể khiến tăng cân ở phụ nữ.

Đối với nam giới, nếu họ không sản xuất đủ testosterone, cũng sẽ như thế.

Vì vậy, điều đầu tiên là hãy kiểm tra mức hoóc môn của bạn.

Tuyến giáp cần nhiều iốt, vì vậy hãy thử ăn thực phẩm giàu khoáng chất này.

2. Tiền tiểu đường

Bị tiền tiểu đường có nghĩa là cơ thể đã trở nên kháng insulin, và điều này có thể hiển thị trên vòng eo.

Cắt giảm ngay lượng đường và carbohydrate, tăng cường chất béo tốt và nguồn đạm lành mạnh, có thể giúp trở lại đúng chuẩn.

Bạn cần phải ăn uống lành mạnh và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Cắt giảm thực phẩm chế biến và trở lại chế độ ăn uống tự nhiên, lành mạnh.

3.  Mất cân bằng nội tiết

Ngoài các rối loạn về tuyến giáp, các hoóc môn khác có thể tàn phá cơ thể, như hoóc môn căng thẳng cấp tính adrenaline, được sản xuất bởi tuyến thượng thận.

Quá nhiều hoóc môn này khiến cơ thể luôn ở trạng thái chiến đấu, khiến cho cơ thể giữ nước nhằm cố gắng giữ tất cả các chất dinh dưỡng có thể. Điều này sẽ biểu hiện bằng việc tăng cân.

Hãy giải tỏa căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi, thử một số kỹ thuật thư giãn hoặc thiền định và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

4.  Quá nhiều cortisol

Mức độ hoóc môn cortisol gây căng thẳng sẽ tăng lên khi đang quá căng thẳng, điều này có thể dẫn đến ăn quá nhiều, vì hoóc môn này có thể gây ra sự thèm ăn.

Tăng cortisol có thể khiến nồng độ insulin tăng lên, và làm giảm lượng đường trong máu khiến cơ thể thèm đồ ăn ngọt nhiều đường hơn. Ăn vặt nhiều khiến tăng cân.

Hãy cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhiều và cố gắng giảm tải bằng cách thư giãn.

5.  Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh ở phụ nữ có thể bắt đầu 10 năm trước khi mãn kinh thực sự, dẫn đến thay đổi tâm trạng, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa và tăng cân cũng cực kỳ phổ biến, vì sự trao đổi chất chậm lại và khối lượng cơ giảm đi.

Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, cắt bỏ thực phẩm có đường và hạn chế uống rượu. Tập thể dục nhiều hơn cũng sẽ có lợi, vì hoạt động aerobic sẽ giúp quá trình trao đổi chất tăng lên.

Như bạn có thể thấy, việc tăng cân không phải lúc nào cũng là lỗi của việc không tập thể dục, chế độ ăn uống kém hoặc ăn quá nhiều, mặc dù những yếu tố này thường góp phần tăng thêm cân nặng.

Xét nghiệm máu có thể là cách duy nhất để khám phá xem có phải bạn bị tăng cân do hoóc môn hay không.

Nếu các yếu tố như vậy có liên quan, tốt nhất là hãy giải quyết tận gốc để cải thiện sức khỏe, và việc giảm cân sẽ trở nên rất dễ dàng, theo The Epoch Times.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.