Chị Minh, người nhà của một bệnh nhân bị tai biến liệt đang điều trị tại phòng Cấp cứu của Khoa thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) bộc bạch.
Từ đầu giờ sáng, các điều dưỡng bắt đầu công việc của mình: vệ răng miệng, rửa mặt cho bệnh nhân nặng. Với chiếc bàn chải, panh kẹp và bông gạc mềm, họ nhẹ nhàng, khéo léo, cẩn thận vệ sinh răng miệng, lau mặt, vệ sinh mắt cho bệnh nhân.
Anh Lê Hồng Linh (ngụ tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) có bố là ông Lê Hồng Thuận (69 tuổi) đang nằm điều trị tại Khoa thần kinh cho biết: “Bố tôi bị tai biến lần hai, vào viện từ 2 tuần trước tết. Bệnh quá nặng nên ông phải ở lại điều trị qua tết. Đây là năm đầu tiên tôi phải đón giao thừa ở bệnh viện cùng bố nhưng gia đình cũng được sẻ chia sẻ phần nào bởi có các y, bác sĩ trong khoa chăm sóc, phục vụ bệnh nhân chu đáo, tận tình”.
Trong những ngày 30 và 1 tết Đinh Dậu, Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên có khoảng 800 bệnh nhân nặng nội trú. Riêng khoa Thần kinh có tới 90 - 100 bệnh nhân. Giáo sư Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đây là chuyên khoa tuyến cuối nên hằng ngày tiếp nhận 20 - 30 bệnh nhân nặng, thậm chí cao điểm có ngày tiếp nhận hơn 50 bệnh nhân. Ngày tết cũng vẫn như vậy. Riêng phòng cấp cứu của khoa luôn có khoảng 35 - 40 bệnh nhân rất nặng do chảy máu trong não, nhồi máu trong não, nhiễm khuẩn thần kinh…
tin liên quan
Nhận diện bệnh não mô cầuViêm màng não do não mô cầu gây bệnh cảnh rất nặng, diễn biến nhanh khiến bệnh nhân có thể tử vong do sốc nhiễm khuẩn.
“Suốt kỳ nghỉ tết, chúng tôi vẫn làm việc như ngày thường. Bệnh nhân nặng không thể điều trị nhanh khỏi được mà quan trọng là tập trung chẩn đoán bệnh chính xác”, giáo sư Thính nói
Điều dưỡng Bùi Thị Liên có 9 năm công tác tại khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, mỗi kíp trực có 4 nhân viên chính nhưng có tới gần 40 bệnh nhân, thậm chí có ngày cao hơn. Công việc trực tết căng thẳng hơn ngày thường bởi bệnh nhân đông và thêm các ca nặng vào cấp cứu nhưng ai cũng cố gắng chăm sóc bệnh nhân đầy đủ: vệ sinh cá nhân và tiêm thuốc cho bệnh nhân ngày 2 lần. Mỗi tua trực 12 tiếng đồng hồ và lặp lại sau 4 ngày nên trong dịp nghỉ tết 7 ngày này, mỗi nhân viên của khoa phải trực từ 2 - 3 ngày.
“Làm việc hết công suất nên sau mỗi ca trực hầu như về nhà là ngủ bù, không đi chơi tết được nhưng chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã hỗ trợ được các bệnh nhân”, điều dưỡng Liên chia sẻ.
Bình luận (0)